"Mua đào chiều 30 Tết", Thái Lan vẫn phải trả giá đắt

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Chỉ trong chưa đầy 4 tháng, Cơ quan thể thao Thái Lan (SAT) đã trải qua 3 thương vụ mua bản quyền truyền hình các giải thể thao lớn và đều rất gian nan.
Thái Lan mua chậm vẫn phải trả giá đắt và bỏ lỡ 6 trận đầu AFF Cup 2022

Thái Lan mua chậm vẫn phải trả giá đắt và bỏ lỡ 6 trận đầu AFF Cup 2022

Tháng 11-2022, Thái Lan sau nhiều lần "mặc cả" đã phải bỏ ra 1,2 tỉ baht (829 tỉ đồng) để mua thành công bản quyền World Cup 2022, chỉ 4 ngày trước khi giải đấu này khởi tranh tại Qatar.

Con số này thấp hơn 25% so với giá chào bán từ đối tác (1,6 tỉ baht), song vẫn cao hơn nhiều so với các quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á.

Và SAT chỉ mua thành công sau khi Chính phủ Thái Lan vào cuộc, tác động các doanh nghiệp tham gia chung tay tài trợ.

Tháng 12-2022, SAT với sự hậu thuẫn của một công ty xổ số đã mua thành công bản quyền AFF Cup 2022 với giá 67 triệu baht (gần 46 tỉ đồng), cho 20 trận đấu còn lại khi giải đã trôi qua một nửa vòng đấu bảng.

Mua chậm vẫn phải trả giá đắt, chưa kể SAT còn bị chỉ trích khi 6 trận đầu của giải không được phát sóng tại Thái Lan.

Còn ở thương vụ bản quyền SEA Games lần này, chưa rõ SAT có thể đưa giải đấu về Thái Lan hay không.

Với 72 triệu dân, chủ yếu sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền và đam mê bóng đá, thế nên các đối tác sở hữu bản quyền thường chào bán cho Thái Lan với mức giá cao.

Tuy nhiên do "thu không đủ bù chi" nên thời gian gần đây, các doanh nghiệp và nhà đài tại Thái Lan không còn mặn mà với việc vung tiền mua bản quyền truyền hình thể thao, mà World Cup hay AFF Cup vừa qua là ví dụ.

Ở Đông Nam Á, trong khi nhiều quốc gia khác chủ động mua sớm để có giá tốt thì Thái Lan thường chỉ chọn "mua đào chiều 30 Tết" với hi vọng đối tác giảm giá sâu. Song thời gian qua, chính sách này cũng không còn hiệu quả.