Lý giải chuyện PAK FA của Nga vượt trội F22 của Mỹ

ANTĐ - Vừa qua, công ty Pratt & Whitney đã bàn giao cho không quân Mỹ chiếc động cơ F-119 thứ 507, đây cũng là chiếc cuối cùng trong hợp đồng đã ký giữa không quân Mỹ và công ty này. 

Mỗi máy bay F-22 sử dụng 2 động cơ F-119 PW-100, lực đẩy tối đa của mỗi động cơ là 35.000 pound (tương đương 154kN ≈ 15.0000kg).

Hợp đồng đặt mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 của không quân Mỹ đã hoàn tất vào tháng 4/2012, để bảo đảm cho các hoạt động sau này của F-22, không quân Mỹ tiếp tục đặt mua thêm 39 chiếc động cơ F-119, đây cũng là lí do tại sao hoạt động sản xuất động cơ còn kéo dài cho đến hiện nay.

F-22 sử dụng 2 động cơ F-119 PW-100, lực đẩy tối đa của mỗi động cơ gần 15.0000kg

Sau khi hoàn tất hợp đồng cung cấp động cơ, cũng giống như dây chuyền sản xuất máy bay F-22, dây chuyền sản xuất F-119 cũng đã được niêm cất trong nhà kho của căn cứ lục quân SIERRA - bang California. Tuy dây chuyền này không hoạt động nữa nhưng nó cũng không hề ảnh hưởng đến vấn đề phát triển các công nghệ có liên quan của không quân Mỹ, vì thực tế hiện dây chuyền sản xuất động cơ của máy bay F-35 vẫn đang hoạt động.

Động cơ F-135 trên máy bay chiến đấu F-35 được công ty Pratt & Whitney Rocketdyne cải tiến trên cơ sở động cơ F-119 của F-22 nên 2 loại này có tính năng tương đồng với nhau. Nếu như động cơ F-135 có bước đột phá mới thì nó hoàn toàn có thể được ứng dụng trên F-119. Nếu như sau này không quân Mỹ cần sản xuất thêm động cơ F-119 thì việc tái khởi động dây chuyền sản xuất cũng rất dễ dàng.

Khi so sánh về động cơ của T-50 với F-22 và F-35 của Mỹ, chuyên gia Nga có thể hơi quá lời khi cho rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ phải cần tới 3 động cơ mới đuổi kịp T-50 có 2 động cơ nhưng nhìn nhận khách quan thì thực sự công suất động cơ F-119 của F-22 chỉ nhỉnh hơn động cơ 117S (AL-41F-1S) trên Su-35S một chút và còn kém động cơ Type-30 của T-50 tới hơn 2000kg.

T-50 (trái) sử dụng 2 động cơ Type-30, lực đẩy mỗi động cơ là 17.265kg

Lực đẩy tối đa của động cơ 117S của Su-35 là 14.500kg. Động cơ này hiện đang sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm thứ nhất của T-50, nhưng động cơ chân chính của PAK FA T-50 là Type-30 (tên dự án là T-30) có công suất bay tuần là 107 kN (≈ 10.496kg), sau khi gia lực (sử dụng động cơ đốt sau) lên tới 176 kN (≈ 17.265kg). Động cơ Type-30 của công ty sản xuất động cơ NPO Saturn sẽ chính thức bắt đầu được sử dụng từ giai đoạn thử nghiệm thứ 2 của T-50.