4 tháng đầu năm 2015:

Kinh tế tăng trưởng cao nhưng mừng ít, lo nhiều

ANTĐ -Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9- Quốc hội khóa XIII sáng nay, 20-5, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, 4 tháng đầu năm 2015, kinh tế xã hội đất nước tiếp tục ổn định, GDP tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.
          Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9- Quốc hội khóa XIII sáng nay, 20-5, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, 4 tháng đầu năm 2015, kinh tế xã hội đất nước tiếp tục ổn định, GDP tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.
          Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9- Quốc hội khóa XIII sáng nay, 20-5, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, 4 tháng đầu năm 2015, kinh tế xã hội đất nước tiếp tục ổn định, GDP tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.
          Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9- Quốc hội khóa XIII sáng nay, 20-5, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, 4 tháng đầu năm 2015, kinh tế xã hội đất nước tiếp tục ổn định, GDP tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.

Công nghiệp tăng trưởng cao; nông nghiệp, dịch vụ giảm

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong tổng số 14 chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao có 10 chỉ tiêu đạt cao hơn so với số ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội, không có chỉ tiêu nào thấp hơn so với số đã báo cáo Quốc hội. So với kế hoạch năm 2014, có 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, chỉ có 1 chỉ tiêu không đạt là tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu trước khi báo cáo tại Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm

Về tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tín hiệu tích cực là kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, kiểm soát được lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4-2015 tăng 0,04% so với tháng 12-2014, còn so với cùng kỳ năm trước, CPI bình quân 4 tháng đầu năm nay tăng 0,8%. Lạm phát cơ bản tháng 4-2015 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu Ngân sách nhà nước thực hiện 4 tháng đầu năm ước đạt 314.100 tỷ đồng, bằng 34,5% dự toán, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2014. Điều đáng chú ý là mặc dù thu từ dầu thô đạt thấp (giảm 32,6% so với cùng kỳ do giá dầu giảm mạnh) nhưng tiến độ thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm vẫn đạt khá cả về tiến độ thực hiện dự toán và mức tăng trưởng so với cùng kỳ.

Báo cáo của Chính phủ chỉ rõ, tăng trưởng GDP Quý I-2015 ước đạt 6,03%, là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước và cũng là khu vực đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung. Trong khi đó, khu vực dịch vụ và đặc biệt là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng trưởng giảm (ước tăng 4 tháng đầu năm là 2,14% trong khi cùng kỳ 2014 tăng 2,68%).

Về xuất nhập khẩu, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết,  tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt trên 50,1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014; Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 53,1 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, cân đối xuất - nhập khẩu, 4 tháng đầu năm nhập siêu gần 3 tỷ USD.

Về phát triển doanh nghiệp, trong 4 tháng đầu năm, có 28.235 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 162.500 tỷ đồng, tăng 9,7% về số doanh nghiệp và tăng 13,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động là 19.035 doanh nghiệp, cũng tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 3.249 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh. Đáng chú ý, số doanh nghiệp trước gặp khó khăn, ngừng hoạt động nay quay lại hoạt động là 6.316 doanh nghiệp, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2014. Điều này cho thấy tín hiệu tốt của nền kinh tế, tạo thêm cơ hội đầu tư, kinh doanh cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Ngoài ra, các lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, văn hóa... được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác cải cách hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh trên cả nước. Tiềm lực quốc phòng an ninh tiếp tục được tăng cường; an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại được triển khai toàn diện, đồng bộ....

Từ nay đến cuối năm rất khó khăn

Từ kết quả trên, Chính phủ nhận định, với đà phục hồi tăng trưởng trong Quý I-2015, tình hình kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục ổn định là điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển nền kinh tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, những khó khăn, đối với phát triển kinh tế còn rất lớn; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thấp, sẽ là thách thức rất lớn khi thành lập cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay.
Kinh tế tăng trưởng cao nhưng mừng ít, lo nhiều ảnh 2Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thảo luận kỹ về vấn đề kinh tế xã hội

Thẩm tra báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2015 của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao những kết quả đã đạt được khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhận định, sau 4 tháng đầu năm nay, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức.

 Ủy ban Kinh tế chỉ ra, tăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng chưa thực sự bền vững do tác động về giá dầu thô ở mức thấp, đặc biệt là mức tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ở mức thấp. Một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đóng tàu đánh bắt thủy sản, nhà ở cho người thu nhập thấp... được đánh giá là chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước nhưng triển khai chậm chạp, gặp nhiều vướng mắc gây phiền hà và tác động không nhỏ đến phát triển KT-XH tại các vùng miền, địa phương, chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của người dân. Chất lượng nguồn lao động chưa cải thiện nhiều, vẫn thiếu hụt lao động có trình độ cao.

Một số ý kiến cũng lo ngại về xu hướng nhập siêu lớn trong những tháng đầu năm 2015. Rồi nợ công tiếp tục gia tăng với tốc độ cao. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều khó khăn…

Theo Ủy ban Kinh tế, những tháng còn lại của năm 2015 dự báo tình hình diễn biến không thay đổi lớn so với dự báo đầu năm. Hầu hết các ý kiến tán thành báo cáo Chính phủ và cho rằng có nhiều khả năng sẽ thực hiện vượt mức tăng trưởng GDP 6,2% và thực hiện được các chỉ tiêu do Nghị quyết Quốc hội thông qua năm 2015, nhưng chắc chắn không hề dễ dàng.