Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số, lộ trình cho Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Xoay quanh vấn đề chuyển đổi số, cuốn sách "Chuyển đổi số - Kinh nghiệm quốc tế và lộ trình cho Việt Nam" bàn đến những kinh nghiệp về chuyển đổi số trên thị trường quốc tế, định hình thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam, từ đó đề xuất lộ trình chuyển đổi số cho nước nhà.

Cuốn sách do PGS.TS Bùi Quang Tuấn và TS Hà Huy Ngọc đồng chủ biên, cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về các vấn đề chuyển đổi số. Đồng thời cho thấy vị trí của Việt Nam so với các nước trên đường đua số hóa thông qua các trụ cột như chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Để so sánh, phân tích và vạch ra các bước chuyển đổi số, các tác giả đã bóc tách những bài học kinh nghiệm từ mô hình chuyển đổi số ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Đan Mạch... Nhìn kỹ những gì nước bạn đã trải qua, các tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở cấp độ quốc gia và những khuyến nghị chính sách đối với các trụ cột của chuyển đổi số, hoàn thành những mục tiêu mà Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra.

Sách "Chuyển đổi số - Kinh nghiệm quốc tế và lộ trình cho Việt Nam" do PGS.TS Bùi Quang Tuấn và TS Hà Huy Ngọc đồng chủ biên.

Sách "Chuyển đổi số - Kinh nghiệm quốc tế và lộ trình cho Việt Nam" do PGS.TS Bùi Quang Tuấn và TS Hà Huy Ngọc đồng chủ biên.

Sách gồm 7 chương, sắp xếp mạch lạc: Hệ thống cơ sở lý luận về chuyển đổi số; Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số; Phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số ở Việt Nam; Phát triển kinh tế số ở Việt Nam; Quá trình chuyển đổi sang xã hội số ở Việt Nam; Quá trình chuyển đổi số trong khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam; Khuyến nghị chính sách để thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt Nam.

Ảnh: IADB

Ảnh: IADB

Trước đó, tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Đồng thời, đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực vươn ra toàn cầu.