- Lừa tiền người xuất khẩu lao động bằng trung tâm tiếng Nhật trái phép
- Lừa đảo cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội để chiếm đoạt tiền của người lao động
Theo báo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ), công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ; số lượng người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng, thị trường tiếp nhận lao động được mở rộng, mức lương và điều kiện làm việc của người lao động ngày càng được nâng cao.
Năm 2024, các doanh nghiệp và đơn vị phái cử đã đưa hơn 158.000 người ra nước ngoài làm việc, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 15%. Sáu tháng đầu năm 2025, hơn 74.000 lao động tiếp tục xuất cảnh, đạt 57,5% kế hoạch cả năm.
Cũng theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước trong ba năm liên tiếp gần đây, bình quân mỗi năm Việt Nam phái cử khoảng 150.000 lao động sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) cùng nhiều nước châu Âu và Trung Đông. Những con số này đều vượt kế hoạch được giao các năm.
Lao động Việt Nam được đánh giá cao về tay nghề và kỷ luật, góp phần mở rộng thị trường sang các ngành kỹ thuật, điều dưỡng, công nghệ và nông nghiệp.
Dòng kiều hối 5 tỷ USD được coi là nguồn bổ sung quan trọng cho dự trữ ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hàng trăm nghìn gia đình cải thiện thu nhập. Cơ quan chức năng cũng ghi nhận, lao động làm việc ở nước ngoài có thu nhập ổn định, gửi tiền về nước thường xuyên, nhất là tại những thị trường truyền thống như Nhật Bản và Hàn Quốc.