Điều cần biết về cuộc trưng cầu dân chủ của Hồng Kông

ANTĐ - Ít nhất 738.000 người Hồng Kông đã làm một việc khiến 1,3 tỷ người Trung Quốc chỉ có thể nghĩ là đang mơ: Bỏ một lá phiếu để yêu cầu một chính phủ dân chủ.

Trong một cuộc trưng cầu không chính thức của các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ tổ chức và lên án chính quyền Trung Quốc, một số lượng khá lớn người dân trong thành phố hơn 7 triệu người, đã kêu gọi quyền trực tiếp được bầu lãnh đạo tiếp theo của họ.

Nhưng Bắc Kinh đã khẳng định Hồng Kông có nền chính trị phù hợp với quy định của Trung Quốc, điều này mở đường cho một cuộc thách thức diễn ra trong thành phố.

Điều cần biết về cuộc trưng cầu dân chủ của Hồng Kông ảnh 1
Bắc Kinh tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý không chính thức của Hồng Kông là bất hợp pháp


Các nhà hoạt động là ai ?

Một nhóm ủng hộ dân chủ được thành lập vào năm 2013 có tên là Occupy Central (tạm dịch là nắm giữ trung tâm). Mục tiêu của họ là cho phép công chúng Hồng Kông bầu lãnh đạo kế tiếp của họ mà không chịu bất cứ sự ràng buộc nào.

Nếu cuối cùng chính quyền Hồng Kông không cho công chúng quyền biểu quyết nhiều hơn, Occupy Central sẽ đe dọa chiếm các huyện miền Trung và trung tâm tài chính của thành phố, đồng thời sẽ làm gián đoạn các doanh nghiệp và giao thông ở đó.

Hồng Kông là một đặc khu hành chính của Trung Quốc, với cơ quan lập pháp, và tư pháp điều hàng riêng biệt. Nó là thuộc địa cũ của Anh, đã được trao trả lại cho Trung Quốc kiểm soát vào năm 1997. Nhưng trước khi bàn giao, Trung Quốc và Anh ký thỏa thuận cho Hồng Kông được nắm quyền tự chủ trong 50 năm sau khi trở về với Trung Quốc. Điều này được ghi nhận là một nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" trong tài liệu hiến pháp Luật Cơ bản.

Một vài tuần trước, chính phủ Trung Quốc đưa ra một chỉ thị cho rằng Hồng Kông không có đầy đủ quyền tự chủ và khẳng định quyền lực tối thượng của thành phố nằm trong tay Bắc Kinh. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông thấy điều này vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống" được ký kết trước đó.

Hiện nay, lãnh đạo của Hồng Kông là ông Leung Chun-ying được lựa chọn từ một ủy ban nhỏ trong năm 2012, vẫn nắm giữ quyền lực đến ngày hôm nay. Đây được coi là một sự lựa chọn trung thành với Bắc Kinh.

Chính quyền Hồng Kông đã hứa cư dân họ sẽ có thể bỏ phiếu cho lãnh đạo của mình vào năm 2017, nhưng Bắc Kinh cho biết họ sẽ chỉ chấp nhận các ứng cử viên “yêu Trung Quốc” lên làm lãnh đạo.

Tổ chức Occupy Central đã phản ứng bằng cách tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức trên toàn thành phố yêu cầu mọi người phải lựa chọn giữa ba cách để cải cách hệ thống bầu cử của Hồng Kông. Cả ba kế hoạch đề nghị các ứng cử viên được đề cử công khai, bất kể các ứng cử viên có sự tín nhiệm của Bắc Kinh.

Để đơn giản, bất cứ ai bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu này chủ yếu là vì họ muốn có tiếng nói của mình trong tương lai với nền chính trị của Hồng Kông. Occupy Central cho biết họ hy vọng có 100.000 phiếu nhưng đã có 738.000 phiếu trưng cầu đến thời điểm này.

Động thái của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng với điều này. Vào thứ sáu (20/6), văn phòng Hồng Kông và Ma Cao, Trung Quốc, tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý không chính thức này là bất hợp pháp.

Trong một bài xã luận công bố hôm thứ hai (23/6), thời báo Global Times gọi đây là một trò hề bất hợp pháp. Một bài báo sáng thứ ba (24/6) cũng cáo buộc hoạt động này đang gieo hận thù giữa Hồng Kông và Bắc Kinh.

Giám đốc điều hành của Hồng Kông được Bắc Kinh hậu thuẫn cho biết, không có đề nghị bình chọn nào là hợp pháp. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng không ai trong số các cử tri sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.

Trong khi đó, máy kiểm duyệt của Trung Quốc đã hoạt động về vấn đề này. Mọi tìm kiếm Internet cho từ khóa " Occupy Central" hoàn toàn bị chặn ở đại lục Trung Quốc, trong khi tìm kiếm cho các chủ đề liên quan đến Hồng Kông là những kiểm duyệt nặng nề nhất, theo phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc.

Khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý sẽ kết thúc vào đầu tuần tới, Occupy Central có khả năng sử dụng chúng như là bằng chứng họ đã hỗ trợ cộng đồng cho đề xuất quan trọng của mình.

Nếu chính quyền Hồng Kông không cải cách hệ thống bầu cử phù hợp với những gì Occupy Central yêu cầu, nhóm cho biết sẽ sắp xếp 10.000 người canh giữ và ngăn chặn giao thông ở trung tâm thành phố Hồng Kông như là một cách để gây áp lực cho Bắc Kinh.

“Trước phản ứng kiên quyết của Bắc Kinh có vẻ như hoạt động của Occupy Central đang ngày càng mạnh mẽ hơn. Không ai biết liệu có bao nhiêu cuộc biểu tình có thể  xảy ra”, giám đốc an ninh của Hồng Kông đã cảnh báo các cuộc biểu tình có thể trở thành bạo lực và mọi thứ có thể được kiểm soát.

Những người khác lại cảnh báo rằng Occupy Central có thể làm gián đoạn nền kinh tế ổn định của  Hồng Kông.