- Khóc ròng vì bị tạm giữ xe do tài xế lái xe hộ vi phạm nồng độ cồn
- Người vi phạm nồng độ cồn bị tạm giữ xe phải trả phí trông giữ bao nhiêu?
Tạm giữ phương tiện là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định.
Ngoài ra, để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện của người vi phạm.
Phương tiện bị tạm giữ sẽ nằm trong kho bãi trông giữ và thuộc quyền quản lý của đơn vị trông giữ xe - luật sư Nguyễn Thị Thu - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết.
Theo khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan theo quy định nhưng không quá 1 tháng, kể từ ngày tạm giữ…
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp xe vi phạm giao thông bị tạm giữ trong thời gian không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng tối đa không quá 1 tháng và chỉ áp dụng đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.
Cũng theo luật sư Nguyễn Thị Thu, trong thời gian phương tiện bị tạm giữ, nếu chủ xe tự ý lấy lại xe của mình tại bãi tạm giữ phương tiện có thể bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng về hành vi trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cá nhân có hành vi trên có thể bị xử lý hình sự về Tội trộm cắp tài sản.
Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi quy định, người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2-dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 điều này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Phạm tội chiếm đoạt từ 200- dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh thì bị phạt tù từ 7-15 năm.