Chính phủ tuyệt đối không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Trong phiên họp sáng 22-7, Quốc hội nghe Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021.

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64%

Trình bày Báo cáo trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64% là mức khá cao so với các nước trên thế giới. Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả tích cực, lũy kế 6 tháng đạt 58,2% dự toán, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 6 tháng tăng 32,2% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện tăng 7,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt trên 9,2 tỷ USD, tăng 6,8%.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đạt những kết quả tích cực là cơ bản; kinh tế vĩ mô đượcduy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với cùng kỳ...Song việc kiểm soát dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra..

Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong những tháng còn lại của năm 2021, Chính phủ tiếp tục quán triệt các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội; tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, theo dõi sát diễn biến tình hình, có giải pháp kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp và tổ chức chỉ đạo, điều hành đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả; quyết tâm thực hiện“mục tiêu kép”.

Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân ở khu vực cách ly do dịch Covid-19

Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân ở khu vực cách ly do dịch Covid-19

Về phòng, chống dịch Covid-19, với tinh thần "chống dịch như chống giặc", “bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết”, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp:

Quyết tâm kiềm chế, không để dịch tiếp tục bùng phát và lây lan rộng, nhanh chóng ổn định tình hình. Tập trung thực hiện nghiêm các biện pháp chủ động phòng ngừa, triển khai hiệu quả chiến lược vắc-xin. Các cấp, các ngành, địa phương thực hiện chủ động, hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”.

Cùng với việc thực hiện có hiệu quả chiến lược vắc-xin, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết và tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng toàn quốc kịp thời, an toàn, sớm đạt miễn dịch cộng đồng, chậm nhất vào nửa đầu năm 2022.

Bên cạnh đó cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh; tăng cường truy vết, quản lý cách ly, sau cách ly. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời khen thưởng, biểu dương kịp thời tổ chức, cá nhân làm tốt trong công tác phòng, chống dịch.

Kiên định thực hiện "mục tiêu kép"

Ngoài nhiệm vụ trên, Chính phủ sẽ tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát lạm phát,tăng trưởng tín dụng hợp lý. Tiết kiệm chi thường xuyên 10% (không kể tiền lương), kiên quyết cắt giảm các khoản chi không cần thiết, các nhiệm vụ chi chậm triển khai, nhất là việc rà soát, cắt giảm phù hợp các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư.

Kiên định “mục tiêu kép”, thực hiện linh hoạt, sáng tạo, không máy móc, cứng nhắc, tùy từng thời điểm, từng nơi, từng địa phương, địa bàn,cơ quan, đơn vị để lựa chọn ưu tiên phù hợp giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội...

Ngoài ra, Chính phủ sẽ thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các đột phá chiến lược, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn theo Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để người dân nào thuộc đối tượng mà không nhận được hỗ trợ; tuyệt đối không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm tối thiểu.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức bộ máy nhà nước;tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế cũng được chú trọng.