Chính phủ Guinea-Bissau quyết định đóng cửa biên giới vì dịch Ebola

ANTĐ -"Trước những thông tin do bộ y tế cung cấp và sau một loạt cuộc tham vấn, chính phủ Guinea-Bissau đã quyết định đóng cửa biên giới phía nam và phía tây cho đến khi có thông báo tiếp theo", Thủ tướng Pereira thông báo.

Đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola

Ngày 12-8, Thủ tướng Guinea-Bissau Domingos Simoes Pereira cho hay nước này đã đóng cửa biên giới với Guniea, một trong những quốc gia Tây Phi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của virus gây chết người Ebola.
"Trước những thông tin do bộ y tế cung cấp và sau một loạt cuộc tham vấn, chính phủ Guinea-Bissau đã quyết định đóng cửa biên giới phía nam và phía tây cho đến khi có thông báo tiếp theo", ông Pereira thông báo.
Chính phủ Guinea-Bissau quyết định đóng cửa biên giới vì dịch Ebola ảnh 1
Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm virút Ebola tại
sân bay Murtala Mohammed ở Lagos (Nigeria).

Trước đó, ngày 9-8, Guinea cũng đã thông báo sẽ đóng cửa biên giới trên bộ với Liberia và Sierra Leone trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus chết người Ebola đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người ở 3 quốc gia Tây Phi này.
Ông Albert Damantang Camara phát ngôn viên chính phủ Guinea khẳng định “để kiểm soát tốt hơn sự tiếp xúc” với những người bị nghi nhiễm virus Ebola, do đó, Guinea đã quyết định tạm thời đóng cửa biên giới trên bộ với Liberia và Sierra Leone. 
Theo đó, chính phủ Sierra Leone cũng cho hay đã triển khai hơn 1.500 binh sĩ để thực hiện các biện pháp cách li tại những khu vực bị nhiễm virus Ebola.

Bệnh nhân châu Âu đầu tiên nhiễm virus Ebola đã qua đời

Linh mục Pajares, 75 tuổi, bị lây nhiễm khi thực hiện sứ mệnh truyền đạo ở Tây Phi và được chuyển về Madrid hôm 7-8 để chữa trị. Các bác sĩ ở bệnh viện Madrid cho hay, linh mục Pajares đã được điều trị bằng huyết thanh ZMap của Mỹ, song đã không qua khỏi.

Linh mục Pajares bị nhiễm virus Ebola trong khi chăm sóc những người bệnh ở vùng dịch tại bệnh viện Saint Joseph Hospital ở Monrovia (thủ đô Liberia), nơi nhóm từ thiện Công giáo của linh mục hoạt động. 

Các bác sĩ đã sử dụng lồng vô trùng khi đưa linh mục Pajares về Tây Ban Nha
để ngăn không cho virus phát tán.

Linh mục được đưa về quê hương bằng một chiếc máy bay quân đội và bị cách ly sau khi phát hiện dương tính với virus Ebola. Các bác sĩ đã sử dụng một chiếc lồng vô trùng đặc biệt để di chuyển linh mục Pajares nhằm ngăn ngừa virus có thể phát tán.
Được đưa về Tây Ban Nha cùng linh mục Pajares là một nữ tu sỹ khác, mặc dù không nhiễm virus nhưng cũng phải chịu cách ly. Cả hai người được đưa tới một khu riêng biệt ở bệnh viện Carlos III ở Madrid, với 12 nhân viên y tế chia làm 3 ca chăm sóc. Hiện chưa có tin về 2 nữ tu sỹ này.

WHO cho phép sử dụng thuốc ZMapp cho bệnh nhân

Ngày 12-8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định cho phép sử dụng loại thuốc ZMapp chưa qua thử nghiệm lâm sàng trên người bệnh cho các bệnh nhân mắc virus Ebola nguy hiểm.

Tuyên bố của WHO đưa ra sau cuộc họp các chuyên gia về đạo đức y tế tại Geneva (Thụy Sĩ) nêu rõ các chuyên gia của WHO nhất trí cho rằng trong tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hiện nay, việc đề xuất các biện pháp điều trị chưa được kiểm tra, chưa được xác nhận về tính hiệu quả và tác động phụ của nó như một khả năng điều trị hoặc phòng ngừa bệnh là không vi phạm đạo đức.

ZMapp, loại huyết thanh gồm ba kháng thể được điều chế từ
lá cây thuốc lá đã biến đổi gen.

ZMapp, loại huyết thanh gồm ba kháng thể được điều chế từ lá cây thuốc lá đã biến đổi gen. Loại thuốc này đã được sử dụng cho hai nhân viên của tổ chức phi chính phủ "Samaritan's Purse" (Mỹ) bị mắc virus Ebola tại Liberia. Cả hai người này đã đáp ứng tốt với ZMapp.

Tuy nhiên, như nói trên một bệnh nhân khác là linh mục người Tây Ban Nha cũng được sử dụng loại thuốc này đã tử vong tại một bệnh viên ở Madrid.

Hãng dược phẩm Mapp Bioparmaceutical của Mỹ bào chế ra loại thuốc trên cho biết họ đã gửi toàn bộ số thuốc có sẵn đến Tây Phi.

Cũng theo số liệu mới nhất của WHO, kể từ khi dịch bùng phát tại Tây Phi hồi đầu năm nay, virus Ebola đã làm 1.013 người chết, 1.848 người mắc bệnh.