- Tổng Bí thư: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013 đảm bảo đúng tiến độ
- Sửa đổi Hiến pháp 2013 có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự phát triển của đất nước
Theo đại biểu Đỗ Thị Việt Hà, cần quy định rõ hơn trách nhiệm của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp mình, UBND, Chủ tịch UBND cấp xã tại khoản 4 Điều 11.
Điều 11 của dự thảo Luật quy định trách nhiệm của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh “trong trường hợp cần thiết” là chưa thể hiện rõ trách nhiệm của cấp tỉnh và có thể dẫn đến những vướng mắc, bất cập, thiếu thống nhất trong tổ chức thi hành. Do đó, cần quy định chặt chẽ hơn ngay trong Luật này hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết để tăng cường trách nhiệm của cấp tỉnh trong việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã.
Bên cạnh đó, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cũng cho rằng cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản QPPL, nhất là Luật có liên quan về phân cấp, phân quyền, ủy quyền để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất về cơ sở pháp lý cho việc thực hiện tổ chức thực hiện.
![]() |
Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (đoàn Bắc Giang) phát biểu |
Theo đại biểu, Chương III dự thảo Luật đã quy định về khái niệm, quy tắc, điều kiện, cách thức thực hiện, trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện phân công, phân cấp, ủy quyền. Để đẩy mạnh và bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả trong quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực cần phải gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các luật chuyên ngành, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản QPPL có liên quan đến phân công, phân cấp, ủy quyền cho phù hợp.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà đề nghị tiếp tục thể chế kịp thời, đầy đủ hơn nữa một số Nghị quyết của Bộ Chính trị vừa ban hành trong một số lĩnh vực khi quy định nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền địa phương.
Theo đó, cần rà soát để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung các quy định trong chương này để thể chế hóa kịp thời một số Nghị quyết của Bộ Chính trị trong một số lĩnh vực khác, như Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đây là Nghị quyết rất quan trọng, có rất nhiều nội dung thể hiện rõ tính đột phá để tăng cường hơn nữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật và cũng có rất nhiều nội dung cần phải được thể chế hóa không chỉ trong Nghị quyết của Quốc hội quy định cơ chế, chính sách đặc thù trong công tác xây dựng pháp luật và một số nội dung về tổ chức thi hành pháp luật đang được trình tại kỳ họp này, mà còn trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các Luật có liên quan, trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương - đại biểu nhấn mạnh.