Các yếu tố đảm bảo một cuộc bầu cử dân chủ và đúng pháp luật

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Bạn đọc hỏi: Trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với cuộc bầu cử ĐBQH và bầu cử đại biểu HĐND các cấp? Một cuộc bầu cử được coi là bầu cử dân chủ và đúng pháp luật phải đảm bảo các yếu tố gì? Nguyễn Quang Hải (Quảng Ninh)
Việc bầu cử phải tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Ảnh minh họa)

Việc bầu cử phải tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Ảnh minh họa)

Luật sư Lê Hồng Vân trả lời:

Khoản 3, Điều 4 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) quy định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm thực hiện việc dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu; xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp; tổ chức giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm.

Luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư Hà Nội)

Luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư Hà Nội)

Về trách nhiệm của Chính phủ, khoản 4, Điều 4 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND nêu rõ, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm kinh phí, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức bầu cử, bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền, an ninh, an toàn và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cuộc bầu cử.

Một cuộc bầu cử được coi là bầu cử dân chủ và đúng pháp luật phải đảm bảo các yếu tố: Việc bầu cử phải tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín; Bảo đảm các quyền bầu cử, ứng cử, vận động bầu cử; Bảo đảm quyền của cử tri nơi người ứng cử công tác…

Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài.