Bộ NN&PTNT đang lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành nhiều nhất

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT luôn là nơi lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành nhiều nhất, gây phiền hà, tốn kém cho doanh nghiệp.
Sớm đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Sớm đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành để tạo thuận lợi

cho doanh nghiệp

Ngày 16/9, Viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ( CIEM) phối hợp với Dự án GIZ tổ chức hội thảo “Thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành: Vấn đề và kiến nghị”.

Điểm lại hoạt động kiểm tra chuyên ngành thời gian qua, bà Nguyễn Thị Minh Thảo- Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) nêu lên sự chồng chéo và những bất cập trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

Theo đó, CIEM đã nghiên cứu và phát hiện 12 nhóm bất cập. Sự bất cập này đã nêu rất nhiều lần nhưng chuyển biến rất chậm, dẫn tới nhiều rủi ro cho doanh nghiệp như: chi phí lưu kho bãi tăng, phạt hành chính do chậm thông quan, lỡ cơ hội kinh doanh; chưa cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

“Ví dụ như chi phí kiểm dịch thú y, theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT luôn là nơi lấy số lượng mẫu nhiều nhất, số lượng/ khối lượng mẫu quá lớn. Kết quả chỉ có 1 thử nghiệm nhưng tính phí theo số lượng mẫu, 5 mẫu thì tính phí tương tự như 5 thử nghiệm”- bà Nguyễn Thị Minh Thảo nói.

Nói về sự chồng chéo, đại diện CIEM dẫn chứng, hiện có khoảng 25 nhóm sản phẩm, hàng hoá tương đương với 1.012 dòng hàng tính theo mã số HS ở cấp độ 8 chữ số và tương ứng với 1.501 mặt hàng được chi tiết theo tên hàng cụ thể còn chồng chéo trong thực hiện thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Đặc biệt, “kiểm tra nhà nước về an toàn lao động thực hiện trước thông quan, đây là quy định phi lý, được phản ánh nhiều lần, song chưa có động thái sửa đổi nào từ Bộ LĐTB&XH”- bà Nguyễn Thị Minh Thảo nói.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam- Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhiều năm qua chỉ tăng, không có giảm, gây phiền phức, tốn kém như doanh nghiệp. Cụ thể, thủ tục đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài đòi hỏi nhiều giấy tờ, hồ sơ khó xin được từ khách hàng, phải nộp trực tiếp tại GS1 (Tổ chức mã số mã vạch quốc tế), không được làm trực tuyến nên doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và nhiều khi không đủ hồ sơ theo yêu cầu của GS1.

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp bị hải quan xử phạt vi phạm hành chính do không xin được giấy xác nhận của GS1, trong khi ý nghĩa về mặt quản lý Nhà nước không nhiều. Do đó, đại diện VASEP đề nghị bỏ quy định này (quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP).

Đồng quan điểm trên, đại diện Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) đã nêu lên những bất cập trong quy định về mã số mã vạch tại Nghị định số 74/2018/ NĐ-CP và có kiến nghị đối với Dự thảo sửa đổi, bổi sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hoá và Dự thảo thông tư nghi nhãn điện tử.

Đại diện CIEM kiến nghị Chính phủ sớm yêu cầu các Bộ trưởng chỉ đạo sát sao việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết 19 và Nghị quyết số 02 liên quan tới cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Đặc biệt, cần tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, giải quyết triệt để các vấn đề và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ và tham gia thảo luận chính sách.