Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện

ANTĐ -Nhiều hộ dân phải dùng điện nước chạy bằng tua bin ngoài suối, ban đêm dùng điện thoại di động thay đèn pin, đường vào xã lầy lội, khó đi ngay cả khi trời nắng… nhưng bản nghèo đã có sóng di động.
 
Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện ảnh 1

Đây là tua bin ngoài suối để chạy điện nước của một hộ dân xã Gari, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện ảnh 2

Còn đây là đường vào xã Gari ngày trời nắng.

Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện ảnh 3

Buổi tối ở xã Chơ Chun, cách thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) 200 km, điện thắp sáng cho các hộ dân vẫn chưa có. Trong đêm tối, nhiều người dân dùng điện thoại di động thay đèn pin.

Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện ảnh 4

Xã chưa có điện nhưng Viettel đã kéo cáp và dựng trạm phát sóng di động để phục vụ người dân. Hiện nay, Viettel cũng là mạng di động duy nhất phủ sóng ở nơi này.

Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện ảnh 5

Nhờ có sóng di động, người dân xã Chơ Chun có thể kết nối với nhau dễ dàng bất chấp những con đường siêu lầy lội. Người dân xã Chơ Chun nay không chỉ được xem báo giấy mà còn được xem báo mạng, thông tin luôn được cập nhật thường xuyên

Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện ảnh 6

Điện thoại di động ngoài chức năng liên lạc là công cụ giải trí được yêu thích của nhiều người dân trong xã.

Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện ảnh 7

Chị em trong xã Chơ Chun có thể vào mạng 3G để cập nhật tin tức, chơi Facebook, nghe nhạc...

Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện ảnh 8

Với những chiến sĩ biên phòng chốt ở điểm cao của xã Gari, cầu nối của họ với người thân trong gia đình, bạn bè chính là điện thoại di động. Khi Viettel dựng trạm phát sóng nơi đây (mạng duy nhất), tất cả mọi người đều vui mừng.

Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện ảnh 9

Hai chiến sĩ đồn biên phòng (Zơ Zâm Mát và Un Két) đang ngồi nghỉ ngơi xem clip thời sự bằng 3G sau những phút luyện tập căng thẳng.

Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện ảnh 10

Nguyễn Thị Nhịp đang gọi Facetime với mẹ ở Lâm Đồng. Từ khi có sóng di động tại đây, chị Nhịp thấy cuộc sống thay đổi hẳn. Ngoài việc có thể nói chuyện và thấy mẹ thường xuyên, Nhịp còn có thể lên mạng kết bạn với nhiều người ở nhiều nơi và nghe nhạc suốt ngày nhờ sóng 3G. “Cuộc sống ở một xã vùng biên giới vùng cao giờ rất sôi động chứ không buồn tẻ như trước”, Nhịp chia sẻ.

Bản nghèo có sóng di động, dù chưa có điện ảnh 11

Với ngay cả các học sinh Trường Dân tộc bán trú TH & THCS xã Ch'ơm, điện thoại di động là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là đọc tin tức, kết bạn…