Người lao động thiếu việc, doanh nghiệp thiếu nhân công!

(ANTĐ) - Bộ LĐ-TB&XH trình Chính phủ báo cáo kết quả khảo sát về “Thực trạng cung - cầu lao động và những giải pháp”. Bên cạnh sự phát triển của thị trường lao động thì điểm đáng chú ý tại báo cáo này là việc đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường; tiền lương tại các doanh nghiệp trả thấp hơn thị trường tự do… Những yếu tố này gây lãng phí đào tạo rất lớn đồng thời thiếu nguồn lực để phát triển kinh tế.

Người lao động thiếu việc, doanh nghiệp thiếu nhân công!

(ANTĐ) - Bộ LĐ-TB&XH trình Chính phủ báo cáo kết quả khảo sát về “Thực trạng cung - cầu lao động và những giải pháp”. Bên cạnh sự phát triển của thị trường lao động thì điểm đáng chú ý tại báo cáo này là việc đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường; tiền lương tại các doanh nghiệp trả thấp hơn thị trường tự do… Những yếu tố này gây lãng phí đào tạo rất lớn đồng thời thiếu nguồn lực để phát triển kinh tế.

Đảm bảo quyền lợi cho người lao động giúp doanh nghiệp tránh sự dịch chuyển lao động

Đảm bảo quyền lợi cho người lao động giúp doanh nghiệp tránh sự dịch chuyển lao động

25% sinh viên chấp nhận làm việc phổ thông

Các trường đại học, cao đẳng chủ yếu mở những ngành nghề cần vốn đầu tư ít như kinh tế, luật… các ngành nghề cần phải đầu tư trang thiết bị lớn như kỹ thuật lại ngày càng bị thu hẹp (số lao động có trình độ đại học là trên 30 nghìn người thì số có bằng đại học kinh tế chiếm tỷ lệ 33%, số có bằng đại học thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn 21%, còn lại các chuyên ngành đào tạo khác chiếm 46%).

Đặc biệt, có khoảng 20-25% sinh viên ngành Luật, Quản trị kinh doanh… chấp nhận làm công việc chỉ yêu cầu trình độ trung cấp hoặc phổ thông như nhân viên tiếp thị, bán hàng, dịch vụ ăn uống… Việc đa dạng hóa lĩnh vực đào tạo trong các trường cũng là nguyên nhân làm hạn chế chất lượng đào tạo.

Bên cạnh đó, do điều kiện xã hội phát triển, việc làm phong phú, có nhiều điều kiện tiếp cận và lựa chọn nên người lao động kén việc, tư tưởng tìm việc làm không đúng, “đứng núi này trông núi nọ” dẫn đến sự biến động lao động ở các công ty lớn.

Do vậy dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp treo biển đăng tuyển lao động thường xuyên để phòng ngừa sự dịch chuyển lao động. Đồng thời, hiện nay những công việc ở khu vực phi chính thức như: làm ruộng, buôn bán nhỏ... đang thu hút được rất nhiều lao động phổ thông. Người lao động rất dễ kiếm việc ở khu vực phi chính thức, vừa gần nhà, vừa có thu nhập tương đương với ở khu vực chính thức.

Lương doanh nghiệp thấp hơn thị trường tự do

Qua đánh giá, hiện tiền lương chưa đảm bảo hợp lý ở một số ngành và khu vực. Đặc biệt, với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lương bình quân chỉ bằng 56,6% khu vực doanh nghiệp Nhà nước, bằng 68,4% khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, lương bình quân tháng của một số ngành cao như: vận tải hàng không 13,16 triệu đồng/tháng, dầu khí 12,18 triệu đồng; tài chính tín dụng 5,26 triệu đồng, khai thác than 3,71 triệu đồng,  hoạt động y tế 3,46 triệu đồng/tháng, thì mức lương một số ngành quá thấp như nuôi trồng thủy sản chỉ 1,1 triệu đồng, lâm nghiệp - da giày 1,3 triệu đồng, dệt may 1,4 triệu đồng/tháng.

Báo cáo cũng đưa ra kết quả khảo sát thực tế cho thấy tiền lương trong các doanh nghiệp hiện nay thấp hơn tiền lương ở khu vực lao động tự do. Tiền lương bậc 1 (hệ số 2,34) của người vừa tốt nghiệp đại học là 50,7 nghìn đồng/ngày.

Trong khi lao động tự do, lao động nông nghiệp có thể kiếm được thu nhập từ 80 đến 120 nghìn đồng/ngày để làm những công việc như cấy, gặt lúa, hoặc bốc vác mà không bị ràng buộc và yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn. Vì vậy khi so sánh với giá cả và các chi phí của người lao động ngoại tỉnh như nhà trọ, sinh hoạt phí… cho thấy với mức lương của người lao động ngoại tỉnh khó đảm bảo được duy trì cuộc sống ở đô thị.

Đồng thời, khi so sánh thu nhập với người làm nông nghiệp về lợi ích thu lại thì thấy rằng làm việc nông nghiệp, sinh sống tại quê hương có lợi hơn khi làm ở các khu công nghiệp.

So với mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng thì mức tăng của tiền lương chưa đủ bù đắp mức tăng giá sinh hoạt. Thu nhập thực tế của người lao động năm 2008 chỉ bằng 95% so với năm 2007.

Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, cần cải tiến chính sách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường; thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ tiền lương cho đối tượng yếu thế với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, nhất là khi chỉ số giá sinh hoạt tăng cao.

Huệ Chi