Dự luật Bảo hiểm y tế mới: Khắt khe hơn

(ANTĐ) - Vụ Bảo hiểm y tế  (Bộ Y tế) vừa soạn thảo một dự luật bảo hiểm y tế (BHYT) mới để lấy ý kiến các Bộ, ngành nhằm cải cách chiến lược phát triển BHYT ở nước ta. Phóng viên An ninh thủ đô đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Văn Tiến - Viện Chiến lược và chính sách y tế xung quanh dự luật này.

Dự luật Bảo hiểm y tế mới: Khắt khe hơn

(ANTĐ) - Vụ Bảo hiểm y tế  (Bộ Y tế) vừa soạn thảo một dự luật bảo hiểm y tế (BHYT) mới để lấy ý kiến các Bộ, ngành nhằm cải cách chiến lược phát triển BHYT ở nước ta. Phóng viên An ninh thủ đô đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Văn Tiến - Viện Chiến lược và chính sách y tế xung quanh dự luật này.

Mức bao phủ BHYT bắt buộc được nâng lên 100%
Mức bao phủ BHYT bắt buộc được nâng lên 100%

- PV: Ông có thể cho biết những điểm nhấn quan trọng nhất trong Dự luật BHYT sắp được ban hành?

- Ông Trần Văn Tiến: Có 5 vấn đề lớn trong chính sách BHYT sẽ được thể chế hóa trong Dự luật BHYT là: Diện bao phủ BHYT bắt buộc; BHYT tự nguyện; mức phí BHYT; thiết kế gói quyền lợi và tổ chức hệ thống.

Điểm mới nhất trong Dự luật BHYT là sẽ nâng mức bao phủ BHYT bắt buộc lên 100% và thay đổi tiêu chí với người tham gia BHYT tự nguyện.

Một điểm quan trọng nữa là sẽ thực hiện phát thẻ BHYT cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi (Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ).

Thẻ BHYT này có thể sẽ thay cho thẻ khám chữa bệnh miễn phí hiện nay...

- PV: Giải pháp nào để đạt được mức bao phủ BHYT bắt buộc là 100%?

Ông Trần Văn TiếnViện Chiến lược và chính sách y tế
Ông Trần Văn TiếnViện Chiến lược và chính sách y tế

- Ông Trần Văn Tiến: Nâng mức bao phủ BHYT bắt buộc lên 100% nghĩa là tất cả những người trong diện tham gia BHYT bắt buộc đều phải tham gia, đây là mục tiêu phấn đấu trong năm 2008.

Luật Bảo  hiểm quy định những người có hợp đồng làm việc dài hạn (từ 6 tháng trở lên) trong tất cả các cơ quan, đơn vị đều phải mua BHYT, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lẩn trốn không mua BHYT cho người lao động bằng cách không ký hợp đồng dài hạn với người lao động, hoặc chỉ đóng BHYT cho một số người, hoặc không công bố mức lương thật của người lao động (mức đóng BHYT bắt buộc là 3% lương), thậm chí không thông báo quyền lợi được đóng BHYT cho người lao động... do đó hiện nay ở nước ta mới chỉ có khoảng 50 – 60% số người nằm trong diện tham gia BHYT bắt buộc tham gia loại hình bảo hiểm này.

Trong Dự luật BHYT mới, việc trốn đóng BHYT sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật chứ không chỉ là vi phạm hành chính như hiện nay.

Mặt khác, các cơ quan thu phí BHYT sẽ được giao thêm quyền lực giám sát, kiểm tra, xử phạt việc tuân thủ tham gia BHYT của các cơ quan, doanh nghiệp...

Tất nhiên bên cạnh đó vẫn phải nâng cao năng lực của cán bộ BHYT, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHYT với cơ quan thuế cũng như tuyên truyền cho người lao động hiểu được quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHYT.

- PV: Về BHYT tự nguyện, có nhiều ý kiến cho rằng chỉ những người ốm đau, bệnh tật mới tham gia. Trong Dự luật BHYT mới, vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào, thưa ông?

- Ông Trần Văn Tiến: Đúng là hiện nay đối tượng tham gia BHYT tự nguyện ở nước ta phần lớn vẫn là những người ốm đau, bệnh tật hoặc có nguy cơ bệnh tật.

Trên thực tế việc vận động những người khỏe mạnh tham gia BHYT tự nguyện là rất khó khăn. Điều này thể hiện trách nhiệm của người tham gia không cao.

Mục đích của BHYT là chia sẻ rủi ro, nghĩa là chia sẻ với những người ốm đau, bệnh tật nhưng nếu chỉ có người bệnh tham gia thì hóa chẳng là người đau chia sẻ với người đau.

Không chỉ thế, mức phí đóng BHYT tự nguyện hiện nay thấp hơn nhiều so với phí đóng BHYT bắt buộc, nhưng quyền lợi được hưởng lại tương đương nhau khiến cho BHYT thường xuyên đối mặt với nguy cơ “vỡ quỹ”.

Cuộc khủng hoảng tài chính của BHYT năm 2006 (bội chi chung 1.210 tỷ đồng) chủ yếu do BHYT tự nguyện gây ra.

Trong Dự luật BHYT đang được thảo luận, sẽ có những tiêu chí khắt khe hơn trong việc tham gia BHYT tự nguyện.

Cụ thể, những người đã có bệnh từ trước thì phí tham gia BHYT tự nguyện phải cao hơn người bình thường (tương ứng với mức chi phí của bệnh đó). Hoặc có thể biến BHYT tự nguyện thành BHYT bắt buộc...

Tất nhiên đó mới chỉ là dự luật. Mục đích cuối cùng vẫn là phải thực hiện BHYT toàn dân, đem lại công bằng và lợi ích cho người tham gia.

Tiến Hưng

(Thực hiện)