Lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản qua mạng

Ngày 11/6/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công văn số 732/TTg-TCCB chỉ đạo: Qua Trang tin điện tử của Chính phủ (Website Chính phủ), xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản qua mạng

Ngày 11/6/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công văn số 732/TTg-TCCB chỉ đạo: Qua Trang tin điện tử của Chính phủ (Website Chính phủ), xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ thể hiện tinh thần đẩy mạnh cải cách hành chính, nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế mới, cải tiến quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ nhằm mục tiêu xây dựng một nền hành chính do dân, vì dân và cũng để thực hiện đúng cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

Thủ tướng: "Cơ quan soạn thảo phải báo cáo việc xin ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân về văn bản quy phạm pháp luật".

Thủ tướng: "Cơ quan soạn thảo  phải báo cáo việc xin ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân về văn bản quy phạm pháp luật".

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức khác được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ (nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Chính phủ với cơ quan khác của Nhà nước hoặc với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, nghị định) phải phối hợp với Văn phòng Chính phủ đưa các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ không có nội dung thuộc bí mật nhà nước lên Website Chính phủ để xin ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thời gian ít nhất là 60 ngày trước khi gửi dự thảo đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định.

Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đóng góp ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ bằng việc gửi thư điện tử đến Website Chính phủ hoặc bằng văn bản đến Văn phòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo.

Công văn của Thủ tướng nêu rõ: Trong hồ sơ dự thảo văn bản gửi đến cơ quan thẩm định và trình Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo phải báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực việc xin ý kiến và tiếp thu ý kiến các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trên Website Chính phủ.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, không xin ý kiến trên Website Chính phủ đối với các dự thảo văn bản cá biệt sau đây của Chính phủ: Nghị định thành lập mới, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới, thay đổi tên gọi của các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh; Nghị định phê duyệt đơn vị bầu cử; Nghị định sáp nhập, giải thể, thành lập cơ quan thuộc Chính phủ (không có quy định nhiệm vụ, quyền hạn); Nghị quyết phiên họp Chính phủ; Nghị quyết phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 5 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Vân Anh

Vietnamnet