Người Mỹ đang dần ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine

ANTĐ -Theo một cuộc thăm dò được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu xe tăng Hoa Kỳ, khoảng 53% người dân Mỹ phản đối việc gửi vũ khí đến Ukraine, con số này thấp hơn 9 % so với năm 2014. 

Người Mỹ đang dần ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine ảnh 1Mỹ sẽ cung cấp vũ khí để Ukraine "tự vệ" 
Kể từ tháng 4-2014, lực lượng quân đội chính phủ đã tiến hành một hoạt động quân sự chống lại lực lượng ly khai tại miền đông Ukraine. Cho đến nay, cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra bất chấp sự hòa giải của cộng đồng quốc tế thông qua các thỏa thuận tại Minsk.

Gần đây, căng thẳng Ukraine bùng phát trở lại, Mỹ tiếp tục cáo buộc Nga là bên thứ 3 tham chiến và là người cung cấp vũ khí, trang thiết bị cho lực lượng ly khai, từ đó Quốc hội Mỹ “quyết tâm” cung cấp vũ khí cho quân đội chính phủ Kiev để tăng cường phòng thủ đất nước.

Tuần trước, Thượng viện Mỹ đã kêu gọi Ngoại trưởng Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry cung cấp cho Ukraine vũ khí “tự vệ”, tuy nhiên vẫn chưa có quyết định chính thức về vấn đề này.

Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu xe tăng Hoa Kỳ, có khoảng 53% người Mỹ phản đối việc cung cấp vũ khí cho Kiev, con số này đã giảm 9% so với năm 2014. Khoảng 41% người Mỹ ủng hộ việc chuyển giao vũ khí tới Ukraine, cao hơn 11% so với cuộc khảo sát vào tháng 4-2014, khi cuộc nội chiến tại Ukraine mới bắt đầu.

Các cố vấn Mỹ cho biết, gần 1 nửa người được khảo sát nói rằng, họ muốn Washington đào tạo lính cho chính quyền Kiev, trong khi 46% phản đối ý tưởng này.

Trong cuộc thăm dò khác vào tháng 2-2014 trên 1.500 người trưởng thành ở Hoa Kỳ, có khoảng 70% người Mỹ có suy nghĩ tiêu cực về Tổng thống Nga, Vladimir Putin, chỉ 4 trong 10 người được hỏi không đồng ý với quan điểm trên.

Cuộc khảo sát hồi tháng 2 chỉ ra rằng, trong 10 người Mỹ, có tới 6 người đồng ý việc Hoa Kỳ tăng cường thêm lệnh trừng phạt đối với Nga, trong khi chỉ có 4 người phản đối quyết định này.

Quan hệ giữa Moscow và Washington xuống cấp trầm trọng vào năm 2014, trong bối cảnh những cáo buộc về sự tham gia của Nga trong cuộc xung đột Ukraine. Washington  và các đồng minh của mình đã liên tiếp áp đặt nhiều vòng trừng phạt chống lại Moscow, nhắm mục tiêu lĩnh vực quốc phòng, năng lượng và ngân hàng của nền kinh tế.