EU kiên quyết không gửi quân gìn giữ hoà bình tới Ukraine

ANTĐ -  Các lãnh đạo EU cho biết họ lo lắng về tình hình vi phạm lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukriane nhưng kiên quyết không gửi lực lượng gìn giữ hoà bình trang bị vũ trang đến đây.

“Chúng tôi chỉ có thể nói về một nhiệm vụ dân sự, không thể là quân sự”, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Donald Tusk nói trong một cuộc họp báo với Kiev và nhấn mạnh rằng EU quan ngại sâu sắc về việc nhiều loại vũ khí vẫn được phát hiện ở miền đông Ukraine.

EU kiên quyết không gửi quân gìn giữ hoà bình tới Ukraine ảnh 1EU và Ukraine có cuộc họp thượng đỉnh vào đúng thời điểm miền đông Ukraine đang có dấu hiệu căng thẳng trở lại 

Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã kêu gọi EU hoặc Liên hợp quốc nên gửi lực lượng gìn giữ hoà bình đến miền đông Ukraine, nhằm tạo ra sự giám sát tốt hơn tại khu vực chiến tuyến, cũng như khu vực đang được kiểm soát bởi lực lượng li khai.

Lực lượng li khai thân Nga đã bị cáo buộc bắn phá vào các ngôi làng gần thành phố Mariupol. Các nước phương Tây đã liên tục cáo buộc Nga cung cấp cho lực lượng li khai vũ khí và binh lính, tuy nhiên, Moscow luôn phủ nhận cáo buộc này và khẳng định rằng những người Nga tham chiến ở Ukraine đều là các tình nguyện viên.

Trong buổi họp báo, ông Tusk cũng nhấn mạnh rằng trừng phạt của EU với Nga sẽ được duy trì cho đến khi các điều khoản của thoả thuận Minsk được thực hiện nghiêm chỉnh.

Vào hôm 27-4, Chủ tịch Uỷ ban EU Jean-Claude Juncker cũng đã có cuộc thảo luận với Kiev. Đây là cuộc họp thượng đỉnh đầy tiên của EU và Ukraine kể từ khi 2 bên kí thoả thuận liên kết và tháng 6 năm ngoái. Cuộc thoả luận sẽ được tiếp tục vào 28-4.

EU hiện đang kêu gọi Ukraine nhanh chóng đưa ra một chính sách cải tổ kinh tế nhằm giải quyết vấn đề nợ công, lạm phát và tham nhũng.

EU đã chấp nhận trì hoãn việc thực hiện thoả thuận liên kết với Ukraine đến tháng 1-2016 sau khi nhận được những lời phàn nàn từ Nga.

Trong cuộc họp, ông Junker nhận định rằng người dân Ukraine đang có điều kiện sống khó khăn và cam kết EU sẽ cung cấp thêm nhiều sự hỗ trợ tài chính để giúp nước này giải quyết vấn đề cải tổ kinh tế.