Chiến tranh tại Ukraine tiếp diễn, các bên muốn gì?

ANTĐ - Ngày 22-1, cuộc gặp ngoại trưởng các nước Ukraine, Nga, Đức và Pháp trong nỗ lực nhằm xuống thang cuộc xung đột ở Ukraine, sau 3 giờ đàm phán căng thẳng tại trại Borsig ở Thủ đô Berlin của Đức, Ukraine và Nga đã nhất trí rút các thiết bị quân sự hạng nặng khỏi khu vực đường ranh giới được phân định theo thỏa thuận Minsk hồi tháng 9-2014 vừa qua. 
Chiến tranh tại Ukraine tiếp diễn, các bên muốn gì? ảnh 1

Thế giới đang chứng kiến một tuần lễ thương vong lớn nhất tại Ukraine. Chỉ trong 3 ngày, tính đến ngày 21-1 trên chiến trường xung quanh sân bay Donetsk gần 1.000 binh sĩ hai bên đã chết, hàng nghìn người khác bị thương. Thỏa thuận đạt được ngày 22-1, không chấm dứt giao tranh ngay lập tức và yêu cầu các bên thực hiện các giải pháp chính trị. 

Một thực tế, đã rất rõ ràng, đó là sẽ không có bên nào có thể chiến thắng trên chiến trường Ukraina. Tuy vậy cuộc đàm phán 4 bên ngày 22-1 không đưa ra một giải pháp chính trị nào bởi khoảng cách giữa các bên quá xa nhau, không đủ để thỏa thuận điều gì cụ thể. Vậy quan điểm và động cơ thật sự của các bên là gì?

Chính phủ Ukraine: Không có chiến tranh thì chết 

Từ ngày 20-1, Ukraine bắt đầu đợt động viên thứ 4 dự kiến gọi 50.000 người nhập ngũ. Trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Stepan Poltorak tuyên bố trong năm 2015 có thể động viên khoảng 104.000 người. Tổng thống Petr Poroshenko cũng đã ký đạo luật động viên cục bộ, theo đó tất cả các quan chức, chỉ trừ các nghị sỹ, đều thuộc diện động viên. Những lời kêu gọi chiến tranh được đưa ra trong mọi diễn đàn. Tổng thống, Thủ tướng, các quan chức dân sự cũng như quân sự thề thốt sẽ tiêu diệt tận gốc quân ly khai thân Nga miền Đông. Nhưng không ai hiểu hơn họ: với thực lực quân đội Ukraine, không có chút hy vọng nào chiến thắng được quân ly khai có Nga hỗ trợ sau lưng. Vậy tại sao? Bởi nếu không có chiến tranh, Chính phủ thành lập sau phong trào Euromaidan sẽ sớm sụp đổ bởi chính lực lượng cực đoan của phong trào này. Mặt khác, với một nền kinh tế thật sự đã phá sản, nếu không có chiến tranh với lực lượng thân Nga, chắc chắn Chính phủ Ukraina sẽ không còn nhận được viện trợ hàng tỷ USD để duy trì sự sống. Cho đến nay, Ukraina đã vay 17 tỷ USD, các nước phương Tây khác đã viện trợ khoảng 5 tỷ USD nữa. Những đồng USD đang được đổi bằng máu của người Ukraine. 

Hai nước cộng hòa tự xưng Donestk và Lugansk

Mục tiêu của các chiến binh cũng như các nhà chính trị tại miền Đông Ukraine về hình thức chỉ để có một quy chế độc lập trong hình thức liên bang trong Ukraine. Nhưng đó là mục tiêu sống còn. Với đa số dân tuyệt đối là người Nga, họ thừa hiểu, nếu không đạt được quy chế này, nếu không duy trì được sự ủng hộ của quê mẹ Nga, họ chỉ là công dân hạng hai. Đó là lý do chính đáng để hy sinh, đó cũng là lý do của mọi chiến thắng của họ trong cuộc chiến. Nhưng họ không có ý định đưa cuộc chiến vượt ra ngoài vùng đất sinh sống của họ nếu Chính phủ Ukraine không dồn họ tới đường cùng. Về sức mạnh quân sự, theo nhiều chuyên gia, quân ly khai có vũ khí tiên tiến, quân đội được tổ chức tốt, hậu cần vững vàng. Thậm chí theo một chuyên gia quân sự phương Tây, nếu không bị ràng buộc bởi những rào cản chính trị, với lực lượng của mình, quân ly khai có thể dễ dàng đánh chiếm Kiev trong 1 tuần lễ. Bằng quân sự, quân Chính phủ Ukraine không thể đánh bại quân ly khai miền Đông Châu Âu đang gặp quá nhiều rắc rối.

Không nói khác được. Châu Âu không thể không xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Châu Âu đang gặp quá nhiều rắc rối. Cuộc chiến chống khủng bố đang căng thẳng trên chính lãnh thổ châu Âu. Ngay trong nội bộ của họ, những biến động chính trị trong năm 2015 cũng đang là nỗi lo sợ của các quốc gia cũng như hệ thống EU. Nhưng tại sao châu Âu lại uống chén đắng Ukraine? Đó là một sai lầm trong tính toán chiến lược, là sự đánh giá không đầy đủ phản ứng của Nga và nó cũng phản ảnh sự lo sợ trước sức mạnh của Nga. Thêm nữa, từ sau thế chiến II, châu Âu chưa bao giờ thoát khỏi sự khống chế của Mỹ. Muốn sử dụng cuộc xung đột Ukraine để lật đổ Tổng thống Nga Putin và tàn phá nền kinh tế Nga, Mỹ đẩy châu Âu lên tuyến đầu, tạo ra Euromaidan ở Ukraine, đẩy NATO về phía Đông, sát biên giới Nga tạo cho Nga mối đe dọa thường xuyên về an ninh, tiến tới bắt Nga phụ thuộc phương Tây.  Và bây giờ Ukraine với châu Âu là miếng gân gà, ăn không được, nhả ra cũng không được. Chỉ còn mỗi cách đợi những cơ hội hòa hoãn mới trong tương lai.

Nga, con gấu lớn không còn đất lùi

Trong bối cảnh gặp khó khăn nhiều mặt do bị bao vây và công kích từ NATO và Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lựa chọn một đối sách khá hợp lý, vừa cứng rắn lại vừa mềm dẻo, cố gắng tránh kích động đối đầu với NATO và Mỹ, mặc dù vẫn xác định sự củng cố tiềm lực quân sự của NATO và việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đến gần biên giới Nga là mối đe dọa quân sự hàng đầu. Bên cạnh đó, Nga cũng tăng cường kho vũ khí, củng cố sức mạnh quân sự của mình, kinh tế Nga vẫn nằm trong vòng kiểm soát bất chấp những biện pháp trừng phạt của phương Tây. Với Ukraine, cũng như quân ly khai miền Đông Ukraine, Nga không có đường lùi. Nga không thể bỏ mặc số phận của 8 triệu người Nga sinh sống ở miền đông Ukraine cũng như không thể để NATO đưa vũ khí, quân đội đến sát biên giới của mình. Nga chắc chắn sẽ hỗ trợ quân ly khai miền Đông chống chọi với quân đội chính phủ Ukraine, đồng thời ngăn cản Ukraine gia nhập NATO. Không đánh bại được Nga, Mỹ và châu Âu cũng không hy vọng thắng ở Ukraine. 

Thế trận này sẽ kéo dài ít nhất hết năm 2015, khi một lực lượng mới từ châu Âu sẽ làm thay đổi chính trường Ukraine, buộc Chính phủ Ukraine thương thảo với chính quyền tự xưng tại hai tỉnh miền Đông. Một hình thức liên bang lỏng lẻo và Ukraine có quan hệ kinh tế chính trị với cả EU và Nga là tương lai chắc chắn phải đến, nếu thế giới không chọn thêm một cuộc thế chiến mới.