Bà Hillary Clinton và những tai tiếng chính trị đáng chú ý

ANTĐ - Bà Hillary Clinton không thua kém chồng là cựu Tổng thống Bill Clinton về danh tiếng, nhưng sự nổi tiếng này nhiều khi lại đến từ cả những tai tiếng xung quanh những công việc bà từng làm.

Hôm 12-4 vừa qua, bà Hillary Clinton vừa chính thức tuyên bố tham gia tranh cử chức Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử vào năm 2016 tới. Trong suốt 3 thập kỉ qua, bà từng đảm đương nhiều vị trí quyền lực của nước Mỹ và có một sự nghiệp chính trị lớn.

Tuy nhiên, trong thời gian tham gia chính trường nước Mỹ, cũng đã có rất nhiều lần bà gặp phải các tai tiếng lớn nhỏ, những điều có thể được nhắc lại trong chiến dịch tranh cử của bà, bởi các chính trị gia đối lập. Dưới đây là những vụ lùm xùm đáng chú ý của bà Clinton.

Sử dụng email cá nhân cho việc công

Vụ việc lùm xùm gần đây nhất của bà Clinton đến từ việc sử dụng email và mạng cá nhân không đủ mức độ bảo mật để thực hiện các công việc trong vòng ít nhất 3 tháng, hồi vẫn giữ chức vụ Ngoại trưởng Mỹ. Bà Clinton cho biết bà sử dụng tài khoản email như nhiều ngoại trưởng khác đã từng làm để tiện lợi hơn.

Mặc dù quả quyết rằng mình không phạm luật và đã xin phép Bộ Ngoại giao Mỹ, cũng như chưa bao giờ gửi đi các tài liệu mật thông qua tài khoản email cá nhân nói trên, tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Mỹ cũng nói thêm rằng ước gì khi đó bà đã sử dụng tài khoản email do chính phủ cung cấp.
Bà Hillary Clinton và những tai tiếng chính trị đáng chú ý ảnh 1Bà Clinton đã sử dụng email cá nhân ít nhất 3 tháng trong thời gian giữ chức Ngoại trưởng Mỹ

Bà Clinton được đánh giá có triển vọng nhất làm ứng viên tổng thống của phe Dân chủ trong năm 2016, tuy nhiên, vụ việc này có thể trở thành cái cớ để phe Cộng hòa cáo buộc bà giấu giếm và đưa ra cảnh báo về một mối đe dọa về an ninh.Bà Clinton cho biết bà đã xoá đi 30.000 trong tổng số 60.000 email gửi đi trong 4 năm giữ chức ngoại trưởng do chúng thực sự “có bản chất riêng tư”, tuy nhiên, khẳng định rằng bà đã chuyển giao cho Bộ Ngoại giao Mỹ toàn bộ số email trong thời gian làm việc và đề nghị công bố tất cả nếu cần thiết.

Theo Reuters, hiện các nhà tài trợ hàng đầu của Đảng Dân chủ Mỹ không cảm thấy lo ngại trước vụ lùm xùm vừa xảy ra của bà Clinton, trong khi một vài chuyên gia cho rằng bà có thể tránh được sự chỉ trích của phe Cộng hòa bằng cách đề cập thẳng vấn đề này.

Vụ tấn công Benghazi

Vào 11-9-2012, sau khi chính quyền Tổng thống Libya Muammar Gaddafi bị lật đổ, một cơ sở ngoại giao của Mỹ ở Benghazi đã bị tấn công với kết quả là đại sứ Mỹ tại Libya Christopher Stevens, cùng một người đồng nghiệp khác và 2 nhân viên an ninh bị thiệt mạng.

Rất nhiều quan chức trong chính quyền Tổng thống Obama, đã bị chỉ trích bởi các thành viên Đảng Cộng hoà trong quốc hội và truyền thông do việc không thực hiện những hành động cần thiết trước khi vụ việc xảy ra. Ngoài ra, chính quyền ông Obama cũng bị lên án bởi hành động cố đổ tránh nhiệm cho những nguyên nhân khác.

Các nghị sĩ Đảng Cộng hoà cho rằng bà Clinton đã từ chối yêu cầu của các nhà ngoại giao Mỹ đang ở Libya về việc tăng cường an ninh trước khi xảy ra vụ tấn công Benghazi. Tuy nhiên, bà Clinton lại khăng khăng khẳng định rằng bà chưa nhận được bất kì yêu cầu nào từ phía đại sứ Mỹ ở Libya, nên không thể chịu trách nhiệm trực tiếp cho hậu quả trên. Bà Clinton lúc đó, mặc dù đang trong những ngày cuối của chức vụ ngoại trưởng, tuy nhiên lại trở thành trung tâm của chỉ trích do đóng vai trò là nhà ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ và phải luôn tỏ rõ quan điểm của chính quyền ông Obama.

Ngoài ra, chính quyền Washington vào thời điểm này cũng bị cáo buộc cung cấp vũ khí cho các phần tử li khai chống đối chính phủ Libya, nhưng lại có liên quan đến tổ chức Al-Qaeda.

Đánh cắp thông tin của nhà ngoại giao

Vào cuối năm 2010, Wikileak đã đăng tải 250.000 tài liệu gửi đi bởi các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ từ 1966 đến tháng 2-2010. Những tài liệu này được tiết lộ bởi một binh sĩ đang đóng quân tại Iraq vào thời điểm đó có tên Chelsea Manning và đã cho thấy bộ mặt tiêu cực của giới ngoại giao Mỹ với việc sử dụng quan hệ ở các đại sứ quán Mỹ để thu thập thông tin của lãnh đạo và nhân sự các nước.

Bà Clinton được cho đã gửi thư hướng dẫn các nhà ngoại giao Mỹ thu lượm các thông tin về sinh học như dấu vân tay, đặc điểm khuôn măt, mã AND và hình ảnh đồng tử mắt của các quan chức châu Phi.

Ngoài ra, Wikileak cũng cho biết Mỹ đã tìm cách lấy thông tin cá nhân bao gồm số thẻ tín dụng của một số nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc trong đó Tổng Thư kí Liên Hợp Quốc và đại diện hội đồng bảo an của các nước Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp đều là mục tiêu.

Nghi vấn lạm dụng chức quyền

Vào tháng trước, tờ Wall Street Journal đăng tải thông tin cho biết tổ chức từ thiện Clinton Foundation của gia đình Clinton đã nhận được 68 triệu USD từ giới quý tộc có quan hệ gần gũi với các chính quyền nước ngoài và công ty nhà nước trong thời gian bà Hillary còn giữ chức ngoại trưởng. Bà Clinton thừa nhận khoản tiền này, tuy nhiên cho biết đó là một phần của chiến dịch xây dựng một liên minh nhằm đối phó các vấn đề quốc tế căng thẳng.

Quỹ Clinton Foundation đã nhận được nhiều khoản tiền từ giới quý tộc có quan hệ gần gũi với các chính quyền nước ngoài trong thời gian bà Clinton giữ chức Ngoại trưởng Mỹ

Theo điều tra của phóng viên tờ Zero Hedge, Ukraine là nhà đầu tư lớn nhất của quỹ Clinton Foundation trong thời kỳ bà Clinton giữ chức Ngoại trưởng Mỹ. Ngoài ra, trong thời gian này, một nhà xã hội học tên là Sean Parker đã trở thành một nhà vận động hành lang và tư vấn cho ông Pinchuk. Vào hôm 22-3, tờ Zero Hedge, một ấn phẩm của báo The Wall Street Journal cũng tiết lộ thông tin, trong thời gian bà Hillary Clinton đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng, quỹ Clinton Foundation đã nhận được ít nhất 8,6 triệu USD từ quỹ Victor Pinchuk có trụ sở tại Kiev, Ukraine  và thuộc sở hữu của Victor Pinchuk, một đầu sỏ chính trị ít được nhắc tới nhưng có ảnh hưởng mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Bà Hillary Clinton và những tai tiếng chính trị đáng chú ý ảnh 3Ông Victor Pinchuk

Theo tờ International Business Times, quỹ Clinton Foundation cũng đã chấp nhận hàng triệu USD từ một công ty dầu lửa Colombia trước khi cựu Ngoại trưởng Clinton thay đổi quan điểm và ủng hộ thoả thuận thương mại Mỹ - Colombia. Ngoài ra, sau khi thoả thuận được hoàn tất, bà Clinton cũng không bao giờ chỉ trích hay chống lại chính quyền Colombia về những cáo buộc liên quan đến quyền lợi của người lạo động ở Pacific Rubiales, một công ty dầu lửa của Colombia đang đối mặt với với đình công hàng loạt. Ông Parker đã tiết lộ với tờ Zero Hedge rằng ông có tham gia một số cuộc họp giữa ông Pinchuk và bà Clinton, trong đó hai nhà lãnh đạo này thảo luận về việc "thúc đẩy Mỹ gây áp lực lên chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych để trả tự do cho bà Yulia Tymoshenko".

Ủng hộ cho chiến tranh Iraq và Đạo luật Yêu nước

Hai nhiệm kì của Tổng thống George W. Bush, từ năm 2001 đến năm 2009 chứa rất nhiều các vấn đề gây chia rẽ, đặc biệt là sau các cuộc tấn công của ngày 11-9- 2001. Hai trong số các vấn đề hàng đầu mà Đảng Dân chủ có quan điểm đối lập với Nhà Trắng bao gồm chiến tranh Iraq năm 2003 và các Đạo luật Yêu nước, được thông qua cuối năm 2001, vốn là cơ sở cho phép các tổ chức như Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) được thực hiện các chương trình gián điệp trên diện rộng trên khắp thế giới.

Bà Clinton đã ủng hộ chính quyền Bush ở cả hai vấn đề. Đây cũng đã từng là một điểm yếu của bà khi phải chống lại Barack Obama để trở thành đại diện cho Đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống vào năm 2008.

Lincoln Chafee - một cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa và thống đốc của đảo Rhode đã nhận định rằng việc bà Clinton đã từng ủng hộ chiến tranh Iraq có thể khiến bà tiếp tục bị loại khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng thống Mỹ vào năm 2016.

Ông Victor Pinchuk
Ông Victor Pinchuk