Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer

(ANTĐ) - Ngày 3-11-1906, tại cuộc họp lần thứ 37 của Hiệp hội các nhà tâm thần học vùng Tây Nam nước Đức tại Tubingen, ông Alois Alzheimer đã lần đầu tiên mô tả đặc tính lâm sàng và thần kinh học của một bệnh mà sau đó đã được Emil Kraepelin lấy tên của ông đặt làm tên bệnh, bệnh Alzheimer.

Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer

(ANTĐ) - Ngày 3-11-1906, tại cuộc họp lần thứ 37 của Hiệp hội các nhà tâm thần học vùng Tây Nam nước Đức tại Tubingen, ông Alois Alzheimer đã lần đầu tiên mô tả đặc tính lâm sàng và thần kinh học của một bệnh mà sau đó đã được Emil Kraepelin lấy tên của ông đặt làm tên bệnh, bệnh Alzheimer.

Giúp người già luôn sống vui - khỏe để tránh mắc bệnh Alzheimer
Giúp người già luôn sống vui - khỏe để tránh mắc bệnh Alzheimer

Alzheimer là một dạng bệnh thoái hóa của các tế bào thần kinh thuộc não bộ. Bệnh gây hiện tượng suy giảm trí nhớ, khả năng phán đoán, nhận thức và các rối loạn về tác phong. Hiện nay, căn nguyên của bệnh chưa được biết rõ. Có nhiều khả năng bệnh không xuất phát từ một nguyên nhân đơn độc mà do nhiều yếu tố kết hợp: tuổi, tiền sử gia đình, chế độ dinh dưỡng, môi trường, sự bất thường của hệ miễn dịch...

Tiến triển

Đầu tiên bệnh chỉ có biểu hiện suy giảm trí nhớ với các rối loạn sau: quên những sự việc vừa xảy ra, quên tên người thân và vật dụng trong gia đình, không làm được các bài tính đơn giản. Các rối loạn này có thể gây trở ngại trong sinh hoạt nhưng chưa ở mức báo động. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển với các triệu chứng trầm trọng hơn. Người bệnh không thể thực hiện được một số việc đơn giản hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, chải tóc, diễn đạt ý nghĩ... và dần dần sẽ bị trầm cảm, lo âu hoặc nóng nảy... Sau một thời gian, khi các tế bào não bị tổn thương trầm trọng, người bệnh bị mất hoàn toàn trí nhớ, khả năng tư duy, ngôn ngữ, không thể sinh hoạt thường ngày một cách độc lập, sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Chưa có thuốc điều trị dứt điểm

Hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh Alzheimer, chủ yếu là làm giảm tối đa tốc độ phát triển của bệnh. Trên thị trường hiện có các loại thuốc như hoạt động trên nguyên tắc kích thích não sinh ra nhiều chất Acetylcholin (chất có vai trò dẫn truyền thông tin của não) giúp cải thiện chức năng hoạt động của não, đặc biệt là khả năng ghi nhớ và suy luận, có khả năng cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy của người bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc trên chỉ tác động tốt trong giai đoạn sớm của bệnh. Bệnh Alzheimer tiến triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc bệnh được phát hiện và điều trị sớm hay muộn. Trung bình, người bệnh có cuộc sống kéo dài khoảng 8-10 năm sau khi được phát hiện bệnh.

Cần sự chăm sóc, giám sát liên tục

Vai trò của người thân trong gia đình rất quan trọng trong việc điều trị bệnh Alzheimer. ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể tự khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ của mình bằng cách lập bảng ghi nhớ, các dấu hiệu màu sắc, sự nhắc nhở của người chung quanh. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, sự giám sát của người thân càng phải được tăng cường để cuộc sống của người bệnh thật sự an toàn. Khi bệnh nhân lú lẫn nặng, đi lang thang không tìm được đường về, cần cho bệnh nhân đeo vòng có ghi chú rõ địa chỉ nơi ở và nơi cần liên lạc.

 BS. Nguyễn Thiết