Bước “đại nhảy vọt” về sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc

ANTĐ - Theo thông tin ngày 20-10 của Mạng thông tin tổng hợp CNQP Nga (Russian Military- Industrial Complex) số lượng đầu đạn hạt nhân mang tính huỷ diệt của Trung Quốc đã vượt Anh, Ấn Độ và Pakistan, nhảy lên vị trí thứ 4 của thế giới, chỉ đứng sau Nga, Mỹ và Pháp.

Bước “đại nhảy vọt” về sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc ảnh 1 Hình ảnh một vụ nổ vũ khí hạt nhân

Ngày 16-10-1964 của thế kỷ trước, Bắc Kinh lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm bom nguyên tử. Giúp đỡ Trung Quốc chế tạo loại bom này là Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cổng sản Liên Xô trước đây - Stalin, sau đó là Khrushchev. Sau khi Liên Xô giải thể, về lĩnh vực bom nguyên tử, Trung Quốc hầu như cũng đã được trang bị đầy đủ về mặt công nghệ chế tạo loại bom này. Thời kỳ đầu thành lập nước Trung Quốc mới, lãnh đạo nước này quyết tâm bằng mọi giá phải sở hữu bằng được loại bom này.

Bước đầu tiên của phương châm này là Trung Quốc đã thành lập viện nghiên cứu vật lý hiện đại vào năm 1950. Bắt đầu từ năm 1951, Bắc Kinh đã cử một số lượng lớn công trình sư, nhà khoa học đi tu nghiệp tại Liên Xô, đặc biệt là coi trọng học tập tri thức khoa học công nghệ quốc phòng.

Năm 1954, trong thời gian Khrushchev đến thăm Bắc Kinh, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - Mao Trạch Đông lức bấy giờ đã đề xuất dự định của Trung Quốc là muốn xây dựng quân đội hùng mạnh có vũ khí hạt nhân với Khrushchev. Nguyện vọng này của Bắc Kinh đã được Moscow  lúc đó chấp nhận.

Tên lửa DF-41 của Trung Quốc có thể mang được đầu đạn hạt nhân

Nhưng “tình hữu nghị thế kỷ” giữa Trung Quốc và Liên Xô chỉ kéo dài đến năm 1960, sau đó quan hệ của hai nước bị rạn nứt hoàn toàn. Liên Xô lúc đó đã dừng mọi viện trợ, bao gồm cả viện trợ về ngành công nghiệp quốc phòng. Nhưng với sự giúp đỡ của Liên Xô trước đó, Bắc Kinh đã gây dựng được nền tảng vững chắc cho sự phát triển vũ khí hạt nhân của mình trong tương lai.

Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ - Chu Ân Lai tuyên bố, chỉ cần 8 năm nữa, Bắc Kinh sẽ tự nghiên cứu được bom nguyên tử cho mình. Kết quả chưa đến 8 năm, vào ngày 16-10-1964, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công một qua bom nguyên tử tương đương 22 nghìn tấn uranium tại căn cứ thử nghiệm Lop No. Đánh dấu mang tính lịch sử đưa Trung Quốc gia nhập vào câu lạc bộ hạt nhân thế giới.

Thời khắc mang tính lịch sử Trung Quốc gia nhập vào câu lạc bộ hạt nhân đó cho đến nay là hơn nửa thế kỷ. Trong thời gian này, Bắc kinh đã thực hiện một bước “đại nhảy vọt” về nghiên cứu và chế tạo vũ khí hạt nhân. Nước này đã hiện đại hoá hệ thống bố trí và thiết bị vận tải hạt nhân, cũng như nghiên cứu và chế tạo loại vũ khí này với một tốc độ nhanh chóng.

Theo bài báo, hiện nay Trung Quốc đang sở hữu khoảng 250 đầu đạn hạt nhân, chỉ đứng sau Nga (8000 đầu đạn), Mỹ (7300 đầu đạn), Pháp (300 đầu đạn). Nước này đã vượt qua Anh (225 đầu đạn), Pakistan (120 đầu đạn), Ấn Độ (110 đầu đạn), vươn lên xếp thứ 4 thế giới về sở hữu đầu đạn hạt nhân.