Ấn Độ phóng thử liên tiếp 2 tên lửa Astra từ Su-30MKI

ANTĐ - Ngày 20-5, không quân Ấn Độ đã thành công khi phóng thử liên tiếp 2 quả tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Astra, do chính họ phát triển, từ một chiếc máy bay chiến đấu Su-30 MKI, tại bãi thử liên hợp Chandipur, thuộc bang miền đông Odisha.

Trong vụ phóng thử đầu tiên, tên lửa siêu thanh Astra được phóng khi máy bay chiến đấu Su-30 MKI đang cơ động với “vận tốc rất cao.” Ở lần phóng thử thứ 2, tốc động cơ động còn cao hơn vụ phóng thứ nhất.

Một nhà khoa học thuộc Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) cho biết, trong cả hai lần phóng thử ngày, tên lửa được giả định phóng trong những điều kiện hết sức nghiêm ngặt khi được phóng một quả từ rất cao, và một quả từ rất thấp.

Các nhà khoa học DRDO còn có kế hoạch sẽ tiến hành thêm một vụ phóng thử nữa trong ngày 21-5 để chứng minh khả năng tấn công tầm xa của tên lửa không đối không Astra.

Tên lửa Astra được phóng từ máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ

Với các vụ thử nghiệm phát triển hôm 20-5, Ấn Độ đã tiến hành tổng số 7 vụ phóng thử tên lửa Astra và dự kiến tên lửa sẽ được biên chế cho không quân nước này vào năm 2016 sau khi tiến hành thêm một số vụ thử nữa, bao gồm cả các vụ phóng thử trước biên chế.

Khi tên lửa Astra được đưa vào biên chế, sẽ đưa Ấn Độ “gia nhập” nhóm một số ít quốc gia sở hữu loại vũ khí hiện đại này, nhà khoa khoa học trên cho biết. Hiện nay, trước Ấn Độ, chỉ có 4 nước là Mỹ, Nga, Trung Quốc và Pháp có khả năng sản xuất loại tên lửa tầm xa có thể tiêu diệt mục tiêu trên không vượt ngoài phạm vi tầm nhìn (từ 90-120 km).

Tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Astra có chiều dài 3,8m, dẫn đường bằng radar và là một trong những hệ thống vũ khí nhỏ nhất và hiện đại do DRDO nghiên cứu phát triển.

Theo thiết kế được tiết lộ, biến thể tên lửa Astra Mk-1 đạt tầm bắn xa 44km với xác suất trúng đích ngay trong lần phóng đầu tiên, trong khi đó, biến thể Astra Mk-2 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa trên 100km.