Tàu đổ bộ tấn công siêu hạng lớp America của Mỹ (3):

"America" - "vua" tác chiến độc lập trên biển

ANTĐ - Khả năng tác chiến độc lập của một tàu sân bay được đánh giá trên các phương diện chủ yếu là: khả năng tự vệ, khả năng duy trì hoạt động của lực lượng không quân và khả năng tự bảo đảm. Về các mặt này, “America” vẫn là người chiến thắng.

Tàu đổ bộ tấn công, còn gọi là tàu tấn công lưỡng thê LHA-6 “America” có thể mang tới 38 máy bay, bao gồm 10 chiến đấu tàng hình F-35B, 12 máy bay vận tải cánh quạt V-22 “Osprey”, 8 chiếc trực thăng tấn công AH-1Z “Cobra”, 04 chiếc trực thăng vận tải CH-53E “Super Stallion”, 04 chiếc trực thăng tìm kiếm, cứu hộ MH-60S “Seahawk”. 

Xem kỳ 1: Siêu hạm "cõng" máy bay tàng hình F-35B đổ bộ tấn công

Khả năng tự vệ của LHA-6 cao hơn rất nhiều

Lượng dự trữ xăng dầu chính là thước đo khả năng duy trì tác chiến của nhóm không quân hạm. “Varyag” có khả năng mang theo 2500 tấn nhiên liệu hàng không, đủ bảo đảm cho 500-1000 lượt máy bay cất cánh. Thế nhưng, với tải trọng thấp hơn 2 vạn tấn, “America” còn mang được tới 3400 tấn nhiên liệu, hơn “Varyag” 900 tấn và gấp rưỡi so với INS Vikramaditya.

Điều này chứng tỏ khả năng duy trì tần suất cất, hạ cánh, đồng nghĩa với số lượng phi vụ tác chiến và thời gian tác chiến trên không của F-35B trên “America” nhiều hơn gấp bội so với J-15 và Mig-29K.

Còn về lượng dự trữ nhiên liệu phục vụ hoạt động của tàu, cả 3 tàu đều có khả duy trì hoạt động trên biển khoảng 45 ngày, nhưng LHA-6 không có tàu hậu cần, chi viện, trong khi đó 2 tàu sân bay của Trung Quốc và Ấn Độ luôn phải có tàu bảo đảm đi kèm.

Khả năng tự vệ là một yếu tố quyết định đến khả năng tác chiến độc lập của các tàu sân bay. Thường các tàu sân bay kiểu cổ điển như Vikramaditya và Liêu Ninh không có khả năng hoạt động độc lập vì năng lực tự vệ yếu kém. Đi kèm theo nó là biên đội tàu bảo vệ đông đảo, khoảng trên dưới 10 chiếc làm nhiệm vụ chống ngầm, chống hạm và phòng không.

F-35B hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công Wasp LHD-1

Nguyên mẫu trước đây của Vikramaditya là Gorshkov có khả năng tự vệ rất tốt, với hàng loạt tên lửa chống hạm và phòng không, nhưng tiếc thay nó đã bị người Ấn Độ loại bỏ trong quá trình cải tạo.

Trong khi đó, mặc dù là tàu đổ bộ nhưng “America” được trang bị hỏa lực khá mạnh, chú trọng vào hệ thống phòng không. LHA-6 được trang bị 2 hệ thống pháo phòng không 6 nòng, tầm gần loại 20mm MK-15 Block 1B “Phalanx”; 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không tầm gần RIM-116 “RAM”, mỗi hệ thống gồm 21 ống phóng; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 “Sea Sparrow” cải tiến (ESSM) và 7 khẩu súng máy phòng không MZ.

Tàu sân bay Liêu Ninh được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Liên

Chỉ riêng lực lượng không quân hạm của các tàu đổ bộ tấn công Mỹ đã có sức mạnh vượt trội so với Liêu Ninh và INS Vikramaditya.

Xem kỳ 2: Không quân hạm vượt trội so với Liêu Ninh và INS Vikramaditya

Có thể nói, với khả năng bảo vệ tự thân và khả năng tác chiến đa năng của F-35B và 8 chiếc trực thăng tấn công có khả năng chống ngầm AH-1Z “Cobra”, “America” hoàn toàn có khả năng độc lập tác chiến đối hạm, chống ngầm và tấn công trên bờ. Đây còn chưa tính đến 4 tàu chiến hiện đại bao gồm 1 tàu tuần dương Aegis lớp Ticonderoga, 1 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, 1 tàu hộ vệ tên lửa và 1 tàu ngầm tấn công tên lửa hạt nhân làm nhiệm vụ yểm trợ cho nhóm tác chiến đổ bộ. Tuy chỉ có 4 tàu nhưng nó có sức mạnh không kém gì biên đội hộ vệ tàu sân bay.

Liêu Ninh và Vikramaditya không thể tự bảo đảm

Khả năng tự bảo đảm của “America” cũng được đánh giá rất cao. Trong biên chế của các biên đội tàu sân bay trên thế giới đều phải có 1 vận tải cỡ lớn làm nhiệm vụ hậu cần, chi viện, sửa chữa, y tế.

Do kết cấu hợp lý và khoa học, lượng nhiên liệu hàng không và lượng nhiên liệu sử dụng trên tàu luôn được bảo đảm ở mức sử dụng trong 45 ngày, đủ thời gian để nó hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào ở mọi khu vực trên thế giới.

J-15 biết bao giờ mới cất, hạ cánh được trên tàu sân bay Liêu Ninh?

Ngoài bảo đảm phòng ở cho thủy thủ và nhân viên tác chiến, LHA-6 còn được ví như một bệnh viện nổi. Trên tàu có hệ thống y tế quy mô với 600 giường bệnh, 6 phòng phẫu thuật, 4 phòng trị liệu nha khoa, 1 phòng chụp X quang, 1 ngân hàng máu mini và vài labo hóa nghiệm.

Các phòng trên tàu đều có vách ngăn chống cháy, lắp đặt hệ thống bọt cứu hỏa cố định, các cấu kiện khác sử dụng nguyên liệu không gây cháy, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong phòng chống cháy, nổ.

Các tàu sân bay không có khả năng chuyên chở người do lượng nhân viên bảo đảm rất lớn. Thủy thủ đoàn của Varyag là 2500 người, khi biên chế đầy đủ nhóm nhân viên bảo đảm máy bay và phi công sẽ là 3000 người, trong khi đó “America” chỉ cần 1060 thủy thủ và nhân viên bảo đảm nhưng lại chuyên chở được 1700 lính thủy đánh bộ cùng vài trăm phi công và nhân viên bảo đảm!

Xem MiG-29KUB cất hạ cánh trên tàu sân bay INS Vikramaditya

Như vậy, xét về tổng thể, các tính năng của LHA-6 đều bằng và vượt so với 2 tàu sân bay của Trung Quốc và Ấn Độ. Với tổng cộng 12 cụm tàu đổ bộ như vậy, có thể nói sức mạnh của hải quân Mỹ là tuyệt đối, các nước khác dù có nỗ lực phát triển tàu sân bay đến đâu cũng chỉ để làm đối trọng với nhau chứ không thể so sánh được với Mỹ.