Ở nơi có nhiều“vết chân tròn”

ANTĐ - Họ là những chiến sĩ đã cống hiến tuổi thanh xuân vì hòa bình độc lập tự do của Tổ quốc.
“Vết chân tròn vẫn đi về trên con đường mòn cát trắng quê tôi. Anh thương binh vẫn đến trường làng, vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương…” Nhạc sĩ Trần Tiến đã cất lên tiếng ca và đồng cảm với những mất mát mà chiến tranh đã lấy đi của những người đồng đội. Nhưng sự mất mát về thân xác và tinh thần của sự khốc liệt do chiến tranh cũng không thể làm người mất đi sự lạc quan mà ngược lại còn yêu đời khi trở lại quê hương bình yên khói lửa bom đạn.

Chiến tranh đã qua đi, những “vết chân tròn trên cát” tưởng như tàn phế đó lại đang vươn lên bằng những nghị lực phi thường, nhiều người anh thương binh đã thành đạt trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, trồng trọt, chăn nuôi. Trong chuyến thăm và tặng quà ở nơi đang điều dưỡng những thương binh nặng tại Thuận Thành, tôi đã ghi lại những khoảnh khắc của vết chân tròn trên chiếc xe lăn để thay cho lời tri ân những người mà đã bị chiến tranh lấy đi một phần trên cơ thể vì độc lập tự do của Tổ quốc.

 

Cuộc sống của các anh giờ đây cũng đã bớt khó khăn, và những lạc quan đã chứa chất đầy trong thường nhật 

 

Thương binh nặng Mai Thị Hương

 

Nhịp sống ngày thường ở nơi điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành, Bắc Ninh

 

Giờ đây, vết thương đã lành, cuộc sống đã ổn định và điều quý nhất là con cháu đã đầy nhà

 

Trong gian phòng của một thương binh ở trung tâm điều dưỡng thương binh ở Thuận Thành, treo nhiều những tấm ảnh cưới xây dựng hạnh phúc của những đứa con trưởng thành

 

Những món quà nhỏ của những chiến sĩ công an Thủ đô làm báo gửi tặng

 

Và những ngày gần kề "ngày tri ân" 27-7 là Trung tâm lại trở thành ngày hội gặp mặt đồng đội, anh em.

 
 

Giây phút thảnh thơi của những người lính một thời

 
 

Một khoảnh khắc ở hành lang khi hai người bạn trò chuyện

 
 

Những món quà tinh thần gửi tặng, đó là những tri ân về đồng đội của mình