Người giữ hồn "Làng Gabrovo" của Quảng Trị

(ANTĐ) - Gần chục năm nay, có một lão nông, ở vùng quê xưa kia nổi tiếng với những câu chuyện Trạng Vĩnh Hoàng (nay là Vĩnh Tú, Vĩnh Linh,Quảng Trị) đã cất công đi sưu tầm, rồi vẽ minh hoạ cho những câu chuyện đó. Ông vẽ lên những tờ giấy học trò, mặt sau của tờ lịch cũ, lại vẽ lên cả bờ tường nhà văn hoá xã. Ông là Trần Hữu Chư, năm nay, đã ngoài 70 tuổi, ông Chư bổng giật mình và tự nhủ: Có lẻ phải in một cuốn sách về Trạng Vĩnh Hoàng.

Người giữ hồn "Làng Gabrovo" của Quảng Trị

(ANTĐ) - Gần chục năm nay, có một lão nông, ở vùng quê xưa kia nổi tiếng với những câu chuyện Trạng Vĩnh Hoàng (nay là Vĩnh Tú, Vĩnh Linh,Quảng Trị) đã cất công đi sưu tầm, rồi vẽ minh hoạ cho những câu chuyện đó. Ông vẽ lên những tờ giấy học trò, mặt sau của tờ lịch cũ, lại vẽ lên cả bờ tường nhà văn hoá xã. Ông là Trần Hữu Chư, năm nay, đã ngoài 70 tuổi, ông Chư bổng giật mình và tự nhủ: Có lẻ phải in một cuốn sách về Trạng Vĩnh Hoàng.

Chư đang vẽ lại những câu chuyện làng Trạng Vĩnh Hoàng
Chư đang vẽ lại những câu chuyện làng Trạng Vĩnh Hoàng

"Làng Gabrovo" của Quảng Trị

Ông Chư bảo: Trạng làng ông xuất hiện cách đây khoảng ba bốn trăm năm rồi. Song có người cứ khăng khăng bảo tui nó giống như chuyện làng cười Gabrovo ở Bulrgaria, chả biết thế nào. Giống làm sao được, vì Trạng làng tui bắt nguồn từ những sự việc có thật, được các cụ kể biến hoá bằng cách cường điệu, hư cấu lên thôi. Rồi ông nói về chuyện Cải cọp mà cày: một anh nông dân tinh sương dắt bò đi cày, mãi đến khi trời sáng thì mới ngã ngửa ra là mình đang cày bằng con cọp! Chuyện Bắt bọp kể về quả dưa hấu của người Vĩnh Hoàng to đến mức cả đàn quạ chui vào, khoét ruột dưa ăn. Người đến "giết đến mỏi cả tay mà không hết" đàn quạ...Lại có cả những chuyện trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Một ông lão Vĩnh Hoàng bị lính Mỹ xả súng vào người.Về nhà, thấy đầu ngứa, ngỡ là chấy, chải xuống thì toàn là đầu đạn (Chuyện Chấy đạn); rồi có người đang lúc muốn qua sông thì bổng dưng bom Mỹ thả xuống hất văng sang bờ bên kia, anh ta sung sướng vì mình khỏi mất tiền đò. Chuyện vỏ của một trái bí có thể làm thuyền đưa bộ đội qua bầu Thủy Ứ...

Ông nhận thấy rằng trong thời kỳ chiến tranh, Vĩnh Linh là vùng tuyến đầu ác liệt nhất, đã phải chịu sức huỷ diệt tới 7 tấn bom và 70 quả đạn/km2 , nhưng đó lại là thời kỳ sôi động của Trạng Vĩnh Hoàng. Người làng ông nói Trạng và kể chuyện Trạng trong sinh hoạt hàng ngày, trong các hội nghị của huyện, dưới chiến hào, trên mâm pháo, dưới địa đạo...Trải qua thời gian, từ những năm cuối thập niên 1990 đến nay, số người kể chuyện Trạng chỉ đếm đầu ngón tay. Những câu chuyện Trạng theo đó nhiều chỗ bị tam sao thất bản, và cách kể chuyện Trạng cũng dần dần bị biến mất đi.

Câu chuyện cá đô bảy món được vẽ lại bằng tranh
Câu chuyện cá đô bảy món được vẽ lại bằng tranh

10 năm tìm Trạng Vĩnh Hoàng

Ông Chư tâm sự: Mỗi lần đi hội họp ở đâu, rỗi rãi, biết tui là người Vĩnh Hoàng, thì những anh em ở các xã, huyện khác đều bắt tui kể chuyện Trạng cho bằng được. Tui có một người bác họ tên là Trần Hữu Khuê, vốn là giáo viên thời Pháp thộc đến thời chống Pháp, ông cùng gia đình tản cư vào Nam hoạt động cách mạng. Thời Mỹ nguỵ ông Khuê bị kết án 20 năm tù khổ sai và 10 năm biệt xứ đày ra Côn Đảo. Sau ngày giải phóng ông trở về sống tại TP Hồ Chí Minh, hai bác cháu vẫn thường xuyên trao đổi thư từ với nhau. Hơn 10 năm trước đây, tui có nhận được một bức thư của bác gợi ý cho tui là phải ghi lại những câu chuyện dân gian của quê hương. Đọc xong thư, tui suy nghĩ nhiều lắm vì bác mình ở xa quê nhà bao nhiêu năm rồi, sức đã yếu vậy mà bác vẫn nhớ về cội nguồn, nhớ tới quê hương "ăn cơm bữa diếp" (ăn cơm từ hôm kia). Tui nghĩ mình phải khôi phục, sưu tầm những câu chuyện Trạng bằng được, nếu không con cháu mai sau, sẽ không còn biết đến chuyện Trạng là thế nào!

Ngoài những giờ lao động ngoài đồng, ông Chư dành hết thời gian cho việc sưu tầm chuyện Trạng. Do tìm hiểu, sưu tầm muộn màng nên những "cây" kể chuyện Trạng lần lượt qua đời, người còn thì tuổi đã cao, sức đã yếu như cụ Nguyễn Sở, Võ Nông...Khi tui đến các cụ câu nhớ được, câu mất. Nhiều chyện hiện nay có dấu hiệu tam sao thất bản. Ngay hình ảnh minh hoạ ở trang bìa một cuốn sách về Trạng Vĩnh Hoàng cũng có điểm không chính xác. Minh hoạ chuyện Cải cọp mà cày thì phải biết rằng người ta không thể chỉ cày bằng riêng mình con cọp được, mà ngày xưa người dân phải cày bằng hai con bò, nên "cải" một con cọp nó sẽ "không biết đường mô mà đi". Phải "vẽ " thêm một con bò mới dẫn đường cày được chứ.

70 tuổi bắt đầu... vẽ Trạng

Từ ngày đi sưu tầm Trạng Vĩnh Hoàng, mọi người trong làng lại thấy ông Chư ngồi cặm cụi bên giá vẽ. Lúc đầu ông vẽ trên những tấm giấy học trò, sau thấy bà con hàng xóm tấm tắc khen, ông lại vẽ lên tường của nhà văn hoá xã. Lúc vẽ bức tranh này, ông Chư dù đã 70 tuổi nhưng cả tuần vẫn phải leo lên ban công nhà Văn hoá xã để ngồi vẽ. Rồi ông vẽ ra mặt sau của những tờ lịch. Tranh của ông được bà con khen dữ lắm, ông liền mang ra trưng bày ở nhà văn hoá của thôn.

Ông Chư bảo: "Từ lớn đến giờ tui chưa từng học hội hoạ. Nhờ có chút hoa tay, và từ tình cảm dành cho chuyện Trạng Vĩnh Hoàng, tui mới vẽ được những bức họa đó. Có những bức tui phải vẽ đến hai ba lần. Lần nào xong, thấy có người ưng ý tui lại tặng mất".

Sau nhiều năm cần mẫn bên chiếc giá vẽ tự tạo, đến nay ông Chư đã mô phỏng lại được tất cả những câu chuyện mà ông đã bỏ công sưu tầm.

Nhưng một lão nông như ông lấy đâu ra một số tiền hàng chục triệu để in. Tiếng thở dài não nề của lão nông đã làm cho chúng tôi không khỏi chạnh lòng.

Quốc Dũng