Ai Cập: Tình yêu bị vùi dập vì rào cản tôn giáo

ANTĐ - "Chúng tôi đã có một mối tình lãng mạn 5 năm, nhưng tôi thậm chí không bao giờ dám chạm vào tay cô ấy", Tareq nói khi nhớ lại mối tình của mình với Howaida, cô bạn học từ thời sinh viên.

Câu chuyện của Tareq và Howaida chỉ là một trong rất nhiều mối tình đẹp lãng mạn nhưng bị “vùi dập” chỉ vì 2 người là tín đồ của những tôn giáo khác nhau ở Ai Cập. Tareq là một người theo đạo Hồi, trong khi Howaida lại là một tín đồ Kitô hữu Coptic.

Tareq không dám công khai tình cảm của mình: “Tôi đã rất do dự và cảm thấy khó khăn để nói ra điều đó, bởi những giấc mơ của tôi có thể bị tan vỡ khi Howaida từ chối chỉ vì nó đi ngược lại truyền thống”.

Các cặp vợ chồng Ai Cập kết hôn liên tôn sẽ phải trả giá đắt

Ở một đất nước tôn giáo như Ai Cập, các cuộc hôn nhân liên tôn (hôn nhân giữa 2 người thuộc 2 tôn giáo khác nhau) đang ngày càng không được chấp nhận, các cặp vợ chồng sẽ phải trả một giá quá đắt cho cuộc sống của họ khi về bên nhau.

Mặc dù vậy, nhưng Howaida đã chấp nhận tình cảm của Tareq. “Điều đó đã vượt ngoài sự mong đợi của tôi. Cô ấy đã hứa sẽ cùng tôi vượt qua mọi trở ngại. Đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi”, Tareq nói.

Tuy vậy, những trở ngại trước mắt của Tareq và Howaida đã chứng minh cái giá phải trả cho mối lương duyên của họ.

Phản ứng bạo lực

Tôn giáo là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm ở Ai Cập. Nhiều tín đồ Kitô hữu và Hồi giáo không chấp nhận những người rời khỏi giáo đoàn của họ. Những người đứng đầu tôn giáo xem việc kết hôn liên tôn là một nỗ lực tuyển mộ các thành viên từ các tôn giáo khác, điều mà họ khó có thể chấp nhận được.

Mục sư George Matta 

Cha George Matta, mục sư ở nhà thờ St George, thuộc Ezbet Hanna Ayoub tỉnh Menya, Ai Cập cho biết văn hóa ở các vùng nông thôn Ai Cập không chấp nhận mối quan hệ liên tôn. "Lời khuyên của tôi cho những người trẻ là họ nên chọn bạn đời trong tôn giáo của mình”, Cha Matta nói và cho rằng các quan điểm đó nên thay đổi hướng về một xã hội cởi mở hơn.

Năm ngoái, 1 người đàn ông Hồi giáo đã bị giết chết và 5 người khác bị thương trong một cuộc đụng độ xảy ra tại ngôi làng xa xôi ở tỉnh Menya. Vụ việc đó cũng khiến 5 ngôi nhà của người theo Ki tô giáo bị đốt cháy. Cuộc giao tranh nổ ra chỉ vì mối quan hệ giữa một cô gái đạo Hồi và một chàng trai Ki tô giáo.

Ahmed Attallah, một nhà văn Ai Cập, người nghiên cứu về xung đột bè phái, nói rằng những câu chuyện tương tự xảy ra thường xuyên. "Tình yêu đứng đằng sau hầu hết các vụ xung đột giáo phái, nhưng nó hầu như không được đề cập trong các giấy tờ chính thức," ông nói. "Các nhà chức trách có thể đổ lỗi cho truyền giáo, bỏ đạo hoặc thậm chí bắt cóc. Nhưng họ không bao giờ thừa nhận rằng chỉ đơn giản tình yêu đứng đằng sau các giao tranh”.

Pháp luật hạn chế

Đồng cảnh ngộ, mối quan hệ của Aya và Milad cũng gặp phải những sóng gió. Họ gặp nhau tại Quảng trường Tahrir hồi giữa năm 2011. Nhưng sau 3 năm đấu tranh, họ cảm thấy tuyệt vọng. Họ không thể kết hôn ở Ai Cập vì Milad là một tín đồ Ki tô hữu, trong khi Aya là một phụ nữ Hồi giáo.

Ai Cập: Tình yêu bị vùi dập vì rào cản tôn giáo ảnh 3

Theo luật pháp của Ai Cập, tín đồ Kitô hữu phải chuyển sang đạo Hồi để kết hôn với một phụ nữ Hồi giáo

Theo luật pháp Ai Cập, Milad sẽ phải cải sang Ki tô giáo, mặc dù một người phụ nữ Ki tô hữu có thể kết hôn với một người đàn ông Hồi giáo mà không cần phải chuyển đổi.

Cặp vợ chồng này đã quyết định sang nước ngoài kết hôn và bắt đầu cuộc sống. Tuy vậy, điều đó cũng không thể giải quyết được vấn đề của họ. “Mặc dù chúng tôi có giấy đăng ký kết hôn nhưng chúng tôi không thể quay lại Ai Cập, các nhà chức trách sẽ không chấp nhận cuộc hôn nhân của chúng tôi, con cái chúng tôi sẽ không được nhập quốc tịch Ai Cập, chúng tôi phải lưu lạc bên ngoài cho đến khi chết”, Aya, chàng trai 24 tuổi nói.

Giá đắt

Abeer, người từng là một Kitô hữu, đã kết hôn với Mohammed - một người Hồi giáo được 24 năm và sống ở Menya. Họ nói rằng những phản ứng công khai về mối quan hệ của họ đã trở nên hung dữ hơn. Gia đình của Abeer từ mặt cô vì kết hôn với một người Hồi giáo và chuyển đổi sang đạo Hồi. Khi cô chạy vào cha mình sau khi đám cưới, cô nhớ lại rằng ông đã bỏ qua cô ấy và nói: "Abeer của tôi là chết".

Trở lại với câu chuyện của Tareq và Howaida. Tareq đã không đành lòng đẩy Howaida vào đau khổ nên đã quyết định chia tay vào năm 2009, mặc dù cô đã chuẩn bị để cải sang đạo Hồi.

“Tôi đã kết hôn với một phụ nữ đạo Hồi và có đứa con đáng yêu, nhưng tôi không thể nói rằng tôi yêu vợ tôi. Tôi vẫn còn yêu người phụ nữ Ki tô của tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên cô ấy”, Tareq nói.