Thường xuyên bị nóng dạ dày, phải làm sao?

ANTĐ - Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi là nam giới, năm nay 35 tuổi. Tôi thường xuyên có cảm giác nóng trong dạ dày. Xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa khỏi không?

Trả lời:  Để biết dạ dày có bị nóng hay không chúng ta xem từ răng. Khi dạ dày bị nóng thì răng luôn đau, có lúc còn kèm theo sưng lợi. Ngoài triệu chứng này ra còn có một đặc điểm lớn nhất đó là miệng có mùi hôi. Hôi miệng làm cho chúng ta buồn bực, bác sỹ khoa răng miệng, khoa mũi họng kiểm tra nhưng đều không tìm ra nguyên nhân của hôi miệng. Thực ra đó là do dạ dày nóng gây ra. Tuy nhiên dạ dày nóng cũng có thực nóng và hư nóng, ngoài đau răng, sưng lợi, có lúc lở loét ra, còn có triệu chứng háo nước, đặc biệt thích ăn đồ lạnh và đi ngoài khô.

Vì sao lại có chứng nóng dạ dày? Ăn thức ăn cay là một trong những nguyên nhân chính gây hiện tượng này. Hút thuốc lá, uống rượu và ăn đồ nóng cũng là thủ phạm. Nóng dạ dày sẽ gây bỏng, cần phải được làm mát. Nếu hiện tượng này không được kiểm soát, các dịch vị trong dạ dày có thể bị “đốt cháy”. Uống nước mát là một trong những cách tốt nhất để giảm nóng cho dạ dày và ngăn không cho bị bỏng. Ngoài ra, uống sữa lạnh và ăn sữa chua cũng sẽ làm mát dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Bạn cũng có thể uống nước ép hoa quả tươi. Dưa hấu là một trong những thực phẩm khắc tinh của chứng nóng dạ dày. Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, chúng ta hãy điều trị bằng cách ăn dưa hấu. Nếu  ăn vào nửa quả dưa hấu thì chứng nóng dạ dày sẽ giảm bớt đi một nửa. Ngoài việc ăn trực tiếp, chúng ta có thể gọt vỏ dưa hấu, giữ cả phần trắng của dưa, khúc giữa phần trắng và đỏ của dưa hấu lại chính là giúp giảm nóng tốt nhất. Chúng ta có thể cắt thành miếng nhỏ, trộn sa-lát để ăn.

Một loại thực phẩm khác cũng rất tốt là bột sắn dây. Pha một cốc bột sắn dây uống hàng ngày cũng có hiệu quả rất tốt. Ngoài ra, còn có mấy loại hoa quả tính hàn: lê, chuối, kiwi. Quả kiwi tính rất hàn và rất mát. Mướp đắng tính mát, cũng có thể ăn nhưng có hiệu quả tốt hơn đối với chứng nóng tim.