Dân châu Âu sợ chiến tranh với Nga

ANTĐ - Kết quả thăm dò dư luận gần đây cho thấy, dân châu Âu không muốn nước mình tham gia vào một cuộc chiến chống Nga, đồng thời phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương với Mỹ.

Dân châu Âu không muốn một cuộc chiến với Nga

Kết quả cuộc thăm dò gần đây do Pew Research tiến hành đã cho thấy, các cư dân nhiều nước NATO không muốn thi hành một trong những điều mục chính của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, theo đó, cuộc tấn công vũ trang vào một quốc gia NATO phải bị xem như tấn công vào toàn bộ khối này.

Trung tâm nghiên cứu Pew Research đã nghiên cứu dư luận xã hội theo tình huống giả định là xảy ra cuộc tấn công của Nga đối với 1 quốc gia NATO, theo tưởng định là Nga dường như đang xử sự hiếu chiến và có thể tấn công vào một trong những quốc gia láng giềng.

Tờ The Wall Street Journal cho biết, cuộc khảo sát đã được tiến hành với tình huống, có một "cuộc xâm lược của Nga" vào một trong các nước thành viên NATO và các nước trong khối có trách nhiệm đáp trả bằng hành động quân sự để bảo vệ đồng minh của mình.

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn những người được hỏi tại hàng loạt nước NATO không muốn đáp trả cuộc tấn công giả định bằng phương tiện quân sự, mặc dù, theo Điều V của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, khối liên minh này cần phải làm như vậy để bảo vệ đồng minh.

Dân châu Âu lo lắng một cuộc chiến tranh với Nga (Ảnh minh họa)

Quốc gia có nhiều người thiên về hướng giải quyết "cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng với Nga" bằng con đường vũ lực là Mỹ, với khoảng 56% số người được hỏi ủng hộ kịch bản như vậy. Ngoài ra, cũng có đông người dân Canada, Anh và Ba Lan "ủng hộ" phương án hành động này.

Tuy nhiên, phần lớn những người được hỏi ở Pháp, Đức và Italia không ủng hộ việc sử dụng lực lượng quân sự trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công vào một nước NATO. Cụ thể, ở Đức có 58% người được hỏi chống lại kịch bản như vậy, đồng thời, sự ủng hộ NATO của người dân nước này nhìn chung đã giảm sút rõ trong hai năm qua, từ 59% xuống đến 55%.

"Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề hiện thực đối với tương lai của NATO. Ở mức độ nhất định, đây là thách thức đối với các thủ lĩnh châu Âu, bằng cách nào đó xóa nhòa sự khác biệt giữa các quốc gia - WSJ dẫn lời chuyên viên Kathy Simmons, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu.

Châu Âu chống lại Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương với Mỹ

Tại châu Âu đang gia tăng số lượng những người chống lại “Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương” (TTIP) với Mỹ.

Chính trị gia Pháp Jean-Marie Le Pen, thủ lĩnh đảng "Mặt trận Dân tộc" đã nêu ý tưởng phát động chiến dịch giải thích hợp đồng về Đối tác xuyên Đại Tây Dương vì rằng, trong nước không hề tiến hành tranh biện về TTIP. Trong khi đó, TTIP có thể gây phương hại cho chủ quyền quốc gia của Pháp.

Nhân dân châu Âu biểu tình phản đối ký kết  TTIP với Mỹ

Buổi họp dành riêng cho những thỏa thuận của Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương được tiến hành sau “cánh cửa khép kín”, nội dung không được ghi lại, cấm làm bản sao. Gây bất an hơn nữa là thực tế TTIP rất kém tính thu hút các chính phủ tham gia vào khâu thông qua quyết định.

Kết cục Đối tác xuyên Đại Tây Dương sẽ có thể trở thành công cụ mới siêu quốc gia, nơi các tập đoàn tư nhân lớn sẽ ra quyết định thay cho nhà nước, thay cho các nghị sĩ Quốc hội và, cuối cùng, thay cả nhân dân.

Điều đó đã được chứng minh khi trong thời gian không lâu bản kiến nghị của các tổ chức vận động chống TTIP ở châu Âu như tổ chức xã hội “Stop TTIP”, bao gồm hơn 320 các tổ chức xã hội dân sự từ khắp châu Âu, đã thu được hai triệu chữ ký.

Chỉ trích cơ bản của các đối thủ với thỏa thuận này bao hàm ở chỗ TTIP kéo theo những hệ lụy xấu cho nền dân chủ, những người soạn thảo văn bản có ý định cào bằng mọi chuẩn mực - như ý kiến của ông Gerd Hoffmann Chủ tịch chi nhánh Bavarian của Tổ chức "Dân chủ nhiều hơn nữa".

Đã có hơn 2 triệu chữ ký của dân châu Âu phản đối TTIP với Mỹ

Ông lưu ý rằng, Hiệp định sẽ tạo điều kiện tư nhân hóa cơ sở hạ tầng công cộng, y tế và v.v…Như vậy, các thành phố lớn sẽ bị tước quyền hạn và bị hạn chế khả năng tự quản trên nhiều lĩnh vực. Đó là một trong những mục mà đại diện các chính quyền địa phương gay gắt chỉ trích, bất kể thuộc hàng ngũ đảng phái nào.

Hiện tại, Hoa Kỳ gây áp lực vô cùng mạnh vào Liên minh châu Âu, thúc đẩy việc ký kết “Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương” (TTIP), có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ.

Cùng với đó, Washington tiếp tục ép Brussels chấm dứt hợp tác kinh tế với Moscow. Hoạt động kinh tế với Nga - thị trường lớn nhất của châu Âu bị phá vỡ sẽ khiến EU tiếp tục bị buộc chặt vào “cỗ xe tù” của Mỹ, trong khi đó, nước này vẫn lén lút ký hàng loạt hợp đồng kinh tế với Nga.

Việc EU đồng ý ký văn kiện này theo tuyên truyền của Mỹ là sẽ mở ra cơ hội cực kỳ sáng sủa cho “các sản phẩm thương mại xuyên Đại Tây Dương”, nhưng thực tế là sự lưu thông tự do hay nói cách khác là sự tràn ngập của hàng hóa mang xuất xứ Hoa Kỳ trên toàn lãnh thổ EU. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp của châu Âu sẽ bị “con cá mập Mỹ” nuốt chửng.