Viết di chúc có phải công khai chia tài sản không?

(ANTĐ) - Vợ chồng tôi tuổi đã cao muốn viết một bản di chúc để thể hiện tâm tư tình cảm của mình cho hậu thế, một phần nữa là để phân định số tài sản hiện có cho các con, cháu. Biết ý định của chúng tôi, các con tôi yêu cầu phải công khai chia tài sản, chúng tôi không muốn, làm như thế các con tôi sẽ mất đoàn kết vì trong đó có những người con khó khăn, ngoan ngoãn tôi muốn cho cháu nhiều tài sản hơn. Tôi xin hỏi pháp luật Việt Nam có buộc phải công khai chia đều tài sản cho con, cháu khi viết di chúc hay không? Viết xong tôi có quyền thay đổi hay không? Tôi có quyền cho người khác tài sản hay không? Bao giờ thì bản di chúc đó có hiệu lực?

Viết di chúc có phải công khai chia tài sản không?

(ANTĐ) - Vợ chồng tôi tuổi đã cao muốn viết một bản di chúc để thể hiện tâm tư tình cảm của mình cho hậu thế, một phần nữa là để phân định số tài sản hiện có cho các con, cháu. Biết ý định của chúng tôi, các con tôi yêu cầu phải công khai chia tài sản, chúng tôi không muốn, làm như thế các con tôi sẽ mất đoàn kết vì trong đó có những người con khó khăn, ngoan ngoãn tôi muốn cho cháu nhiều tài sản hơn. Tôi xin hỏi pháp luật Việt Nam có buộc phải công khai chia đều tài sản cho con, cháu khi viết di chúc hay không? Viết xong tôi có quyền thay đổi hay không? Tôi có quyền cho người khác tài sản hay không? Bao giờ thì bản di chúc đó có hiệu lực?

Trần Văn Tự (Hai Bà Trưng-Hà Nội)

Trả lời: Di chúc là thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (điều 646 - Luật Dân sự).

Theo điều 648, ông bà có quyền chỉ định người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế hoặc dành một phần di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Theo điều 662, ông bà lập di chúc thì cũng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào. Trong trường hợp ông bà bổ sung di chúc thì phần bổ sung và phần đã lập có hiệu lực pháp luật như nhau, trong trường hợp phần bổ sung sau và phần lập trước mâu thuẫn thì phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Nếu ông, bà thay thế di chúc băng một bản di chúc mới thì di chúc trước đó bị hủy bỏ.

Tài sản viết trong di chúc là tài sản riêng hợp pháp của ông, bà, di chúc thể hiện ý chí của ông, bà do vậy các con ông không có quyền yêu cầu ông, bà công khai phần tài sản cho từng người được hưởng, việc công khai hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ông, bà, một khi di chúc chia tài sản công khai phần tài sản chia, khó tránh khỏi trường hợp người được hưởng thừa kế suy bì, mất đoàn kết, ảnh hưởng đến tình cảm chung trong gia đình, nhất là khi ông bà tuổi đã cao. Theo điều 668 - Bộ luật Dân sự quy định nếu ông, bà viết chung di chúc thì chỉ đến khi ông hoặc bà, người thứ hai mất đi thì bản di chúc mới có hiệu lực hoặc tại thời điểm ông, bà cùng chết.

LS Trương Văn An

(VP Luật sư Phúc Thọ,  23 Hồ Đắc Di
- Nam Đồng - Đống Đa - Hà Nội)