An toàn giao thông dưới góc độ sinh học

(ANTĐ) - Sự thuận lợi, tiện nghi, nhanh chóng bao giờ cũng tiềm ẩn những rủi ro ngoài ý muốn. Âu đó cũng là hai mặt của một vấn đề là biểu hiện của thuyết nhân - quả,  được - mất. Vấn đề là ở chỗ nhận thức như thế nào, ứng xử như thế nào để bảo đảm sự hài hòa trong một sự kiện ảnh hưởng đến mọi người, ở mọi lúc, mọi nơi và với mọi phương tiện.

An toàn giao thông dưới góc độ sinh học

(ANTĐ) - Sự thuận lợi, tiện nghi, nhanh chóng bao giờ cũng tiềm ẩn những rủi ro ngoài ý muốn. Âu đó cũng là hai mặt của một vấn đề là biểu hiện của thuyết nhân - quả,  được - mất. Vấn đề là ở chỗ nhận thức như thế nào, ứng xử như thế nào để bảo đảm sự hài hòa trong một sự kiện ảnh hưởng đến mọi người, ở mọi lúc, mọi nơi và với mọi phương tiện.

Văn minh chưa thấy đâu, song người dân phải để xe dưới lòng đường, đã thu hẹp đường, cản trở giao thông. Để trên hè thì bị phạt!
Văn minh chưa thấy đâu, song người dân phải để xe dưới lòng đường, đã thu hẹp đường, cản trở giao thông. Để trên hè thì bị phạt!

1. Hãy thay đổi góc nhìn về an toàn giao thông, qua lăng kính của tâm sinh lý học sẽ giúp chúng ta bình tâm hơn trước các vụ việc có liên quan đến tham gia giao thông, an toàn và tai nạn. Về mặt tâm lý, khi tham gia giao thông, ai cũng muốn đi nhanh, phóng nhanh cho được việc do vậy hệ thống cảnh báo giao thông như đèn hiệu, bảng hiệu, cảnh sát giao thông phải rõ ràng, tường minh để mọi người hiểu và phòng tránh. Việc bố trí đồng hồ đếm ngược ở các điểm có lắp đèn tín hiệu giao thông cũng góp phần ổn định tâm lý cho người tham gia giao thông. Việc một số nhóm cảnh sát giao thông thường ém quân, ở các góc khuất để bắt người vô ý hay cố tình vượt đèn đỏ không chỉ làm xấu hình ảnh người cảnh sát mà còn tạo tâm lý bất an, coi thường luật lệ cho người tham gia giao thông! Vị trí đúng đắn nhất của người cảnh sát phải ở chỗ có nguy cơ vi phạm nhiều nhất và hướng đạo cho người tham gia giao thông, tạo sự tin cậy cho người dân với hình ảnh đẹp về người Công an nhân dân nói chung và cảnh sát giao thông nói riêng luôn tận tình, chu đáo.

Hiện tượng “mãi lộ” của cảnh sát giao thông nhằm vào xe tải, xe khách cũng tạo nên tâm lý ấm ức, tiếc của... của người lái xe và do vậy, khi thoát khỏi tầm kiểm soát của nhóm cảnh sát là họ chạy như điên trong trạng thái tâm lý xấu rất dễ gây tai nạn.

2. Về mặt sinh học, cơ thể con người chỉ tồn tại được trong các trạng thái tự nhiên bình thường. Quá no, quá đói cũng ảnh hưởng đến cơ thể sống. Các va chạm cơ học như vấp ngã, bị vật nặng rơi vào và cả tai nạn giao thông nữa (trong các va chạm giữa hai vật thể đang chuyển động) thì hậu quả là rất xấu.

Bộ não con người rất nhạy cảm với các va đập bất ngờ, nếu quá mạnh (trạng thái xung) thì dễ gây tổn thương não, chảy máu não gây tổn thương nặng tới toàn thân và dễ bị liệt. Việc đội mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng giảm va đập mà thôi, chứ chưa tạo nên tâm lý an toàn và bảo vệ con người trước các va đập tốc độ cao và bất ngờ...

Ngay từ năm 1993, là thời điểm biết đi xe máy cho đến hôm nay, tôi luôn kè kè chiếc mũ bảo hiểm ở xe, cứ lên xe là đội mũ bảo hiểm. Song với nhận thức là, dùng mũ bảo hiểm để tạo tâm lý yên tâm khi đi xe máy, phòng chống bụi, gió lùa vào mắt, hơi khí thải v.v... Thực tế sử dụng nhiều năm cho thấy khi trời nhá nhem tối, trời mưa đội mũ bảo hiểm không thuận tiện, do ánh sáng bị khúc xạ, mắt nhìn không chính xác, cũng do ảnh hưởng của khí hậu, chỉ 3 tháng sau kính đã bị mờ, nếu không thay cũng rất khó nhìn. Tôi đã thử nghiệm, nhiều lần, nếu không đội mũ bảo hiểm, chỉ phóng xe máy với tốc độ 40-50km/h là đã thấy cay mắt, khó chịu nhưng khi đội mũ bảo hiểm vào tôi đã phóng 70-80km/h mà vẫn thấy bình thường, và như vậy ở tốc độ này, nếu gặp các tình huống bất ngờ, không xử lý kịp, tai nạn xảy ra thật khôn lường.

3. Ngoài Hà Nội ra, không biết có bao nhiêu tỉnh, thành phố thiết lập các “Tuyến phố văn minh thương mại” để cấm để xe trên hè đường? Để cứ mỗi sáng, mỗi chiều lại cho ôtô và dăm bảy người chạy vòng vòng hạ xuống – cất lên cái biển bất đắc dĩ này... Thật ra đây là sự áp đặt đã góp phần cản trở giao thông, dễ gây ùn tắc giao thông vì không được để xe trên hè, người ta đã để xe dưới lòng đường còn hè đường dành cho kinh doanh quán xá, người đi bộ vẫn phải đi xuống đường.

Tóm lại khẩu hiệu cho an toàn giao thông phải là: “An toàn giao thông là không tai nạn”. Khẩu hiệu này được viết vẽ ở mọi chỗ, mọi nơi, có tiêu đề cho các chương mục về an toàn giao thông trên các hệ thống thông tin đại chúng.

Ks Hà Trọng Dũng