Trở thành ông chủ từ 7 con thỏ

(ANTĐ) - Gặp anh tại Hội nghị nông dân điển hình tiên tiến thành phố yên bái lần thứ 2 năm 2010 tại hội trường Thành Uỷ. tôi không thể ngờ rằng, bên trong con người  gầy gò ấy lại có một nghị lực phi thường đến như vậy? một con người dám nghĩ dám làm. Để đạt được thành công như ngày hôm nay Anh cũng đã trải qua nhiều khó khăn vất vả. Anh tên là Phạm Đức Toàn - hiện đang là hội viên hội nông dân phường yên Thịnh và là hội trưởng hội nuôi thỏ yên bái

Trở thành ông chủ từ 7 con thỏ

(ANTĐ) - Gặp anh tại Hội nghị nông dân điển hình tiên tiến thành phố yên bái lần thứ 2 năm 2010 tại hội trường Thành Uỷ. tôi không thể ngờ rằng, bên trong con người  gầy gò ấy lại có một nghị lực phi thường đến như vậy? một con người dám nghĩ dám làm. Để đạt được thành công như ngày hôm nay Anh cũng đã trải qua nhiều khó khăn vất vả. Anh tên là Phạm Đức Toàn - hiện đang là hội viên hội nông dân phường yên Thịnh và là hội trưởng hội nuôi thỏ yên bái

Sau khi đã bươn trải nhiều nghề như thợ cơ khí, thợ mộc, làm bánh kẹo gia công.. Năm 2007, 2 vợ chồng Anh Toàn đã mạnh dạn sang tận Trung tâm nghiên cứu Dê Thỏ Sơn Tây mua 7 con thỏ gồm 5 con thỏ nái và 2 con thỏ đực giống. Do chưa đủ điều kiện nên bước đầu anh chỉ thiết kế chuồng trại tạm bợ bằng tre nứa với diện tích 15 m2. Sau 3 năm cần cù chịu khó, có lúc tưởng chừng như thất bại, Nhưng với nghi lực phi thường Gia đình anh đã mở rộng được 200m2 diện tích dành riêng để nuôi thỏ, chuồng trại cũng được đầu tư tốt hơn trước.. Để phục vụ  cho việc chăn nuôi được hiệu quả và ít tốn kém, anh Toàn đã học hỏi và tự chế tạo được máy băm cỏ và mua thêm máy đùn thức ăn hỗn hợp dạng viên cho thỏ ăn.

Hội viên nông dân thành phố tham quan mô hình nuôi thỏ của anh Toàn
Hội viên nông dân thành phố tham quan mô hình nuôi thỏ của anh Toàn

Đồng thời anh lắp đặt bể BIOGA để tận dụng chất đốt từ lượng phân thỏ thải ra hàng ngày. Quy mô tổng đàn thỏ của gia đình anh hiện giờ đã phát triển lên tới 400 con, trong đó thỏ nái là  70 con và 15 con thỏ đực giống và gần chục m2 đất nuôi giun quế. Thị trường tiêu thụ của gia đình anh chủ yếu là cung cấp thỏ thịt các nhà hàng, khách sạn ở thành phố.  Mỗi năm cho gia đình anh thu nhập trên dưới 40 triệu đồng. Sau khi nuôi thỏ thấy hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện của hộ gia đình nông dân. Anh đã tham mưu cho các cấp Hội vận động nông dân thành phố tham gia vào chăn nuôi thỏ và giun quế để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Thông qua hội nông dân phường Yên Thinh, và thành phố anh Toàn đã giúp đỡ được hàng chục hội viên tham gia nuôi Thỏ, như ông Đỗ Văn Thắng - tổ 13 phường Yên Thịnh, bà Nguyễn Thị Hường – xã Minh Bảo, hộ ông Tạ Ngọc Hiền – xã âu Lâu hay như hộ hội viên nông dân Nguyễn  Thị Kim Vệ ở xã Văn Phú…Đến nay, các hộ này cũng đã có từ 100 đến 400 đầu thỏ. Đặc biệt, từ năm 2008 nay Anh Toàn đã  Phối hợp cùng ban xoá đói giảm nghèo phường Yên Thịnh và tổ chức SUDECOM giúp đỡ về con giống và kỹ thuật cho 20 hộ hội viên nông dân và 25 chị em hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đăc biệt khó khăn của phường.

Bên cạnh đó, anh còn thường xuyên cùng với Trung tâm khuyến nông tỉnh yên bái, phòng Kinh tế thành phố, hội nông dân và tram khuyến nông thành phố tổ chức hàng chục lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi thỏ và giun quế cho bà con hội viên nông dân các xã phường trên địa bàn thành phố,  Trong vòng 2 năm đã có gần 500 người tham gia học tập. Một niềm vui và cũng là nỗi trăn trở đối với anh khi tháng 2 năm 2010 được sự nhất trí của Ban thường vụ  Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam và thành phố Yên Bái cho phép Thành lập hội chăn nuôi thỏ tự nguyện Yên Bái với 12 hội viên, trong đó Anh Toàn làm Hội Trưởng, đồng thời anh cũng cũng được bổ nhiệm vào ban Thường vụ và là thành viên trong Ban thị trường của Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam.

Anh Toàn bộc bạch “  Sau gần 4 năm gắn bó với công việc chăn nuôi thỏ, đến giờ cuộc sống của gia đình tôi cũng đã khá hơn trước, tôi chỉ có mong muốn là những hội viên nông dân trên địa bàn thành phố hãy  nghiên cứu việc nuôi thỏ, nuôi thỏ không vất vả nhiều mà thị trường tiêu thụ rất lớn. Đây là hướng đi tốt để người nông dân phát triển kinh tế tại gia đình. Tôi cũng luôn sẵn sàng phổ biến, hướng dẫn những kinh nghiệm, kiến thức mà tôi có được cho những ai có ý định nuôi thỏ”

Qua thực tế thì số lượng thịt thỏ bán ra thị trường yên bái 2 năm gần đây chưa đạt quá 55 tấn, đây là con số quá khiêm tốn, mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu của người tiêu dùng ở thành phố yên bái chứ chưa nói đến các khách hàng lớn ở địa phương khác như: Hà Nội, Ninh Bình, Việt Trì, Lào cai. Chính vì  vậy 2 vợ chồng anh quyết tâm đầu tư để phát triển số lượng đàn thỏ lên 1000 con trong năm 2011

Trước khi kết thúc cuộc nói chuyên với tôi, dường như trong anh còn ấp ủ nhiều dự định mà chưa thể nói hết. Nhưng có một điều mà ai cũng thán phục là anh luôn muốn giao lưu, gặp gỡ những người nông dân để có cơ hội  tuyên truyền vận động và hướng dẫn tận tình nếu ai có nhu cầu chăn nuôi thỏ. Với anh, thành công không phải giữ cho riêng cho bản thân mình mà anh mong muốn đưa phong trào nuôi thỏ của thành phố Yên Bái thực sự trở thành một nghề đem lại thu nhập cho người nông dân và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Hạ Băng