Cần bảo vệ hành lang đê điều

(ANTĐ) - Hỏi: Gia đình tôi có khoan một chiếc giếng cách chân đê khoảng 5m. Khi khoan sâu được khoảng 10m chính quyền địa phương đến lập biên bản cho rằng chúng tôi vi phạm Luật Đê điều yêu cầu dừng việc khoan và phải trả lại nguyên trạng như cũ. Tôi xin hỏi gia đình tôi làm như thế có vi phạm luật hay không? Luật quy định như thế nào về hành lang an toàn bảo vệ đê điều, hành lang bảo vệ đê do cấp nào quy định.

Cần bảo vệ hành lang đê điều

(ANTĐ) - Hỏi: Gia đình tôi có khoan một chiếc giếng cách chân đê khoảng 5m. Khi khoan sâu được khoảng 10m chính quyền địa phương đến lập biên bản cho rằng chúng tôi vi phạm Luật Đê điều yêu cầu dừng việc khoan và phải trả lại nguyên trạng như cũ. Tôi xin hỏi gia đình tôi làm như thế có vi phạm luật hay không? Luật quy định như thế nào về hành lang an toàn bảo vệ đê điều, hành lang bảo vệ đê do cấp nào quy định.

Trần Định (Vĩnh Phúc)

Trả Lời: Tại điều 23 - Luật Đê điều quy định Phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê.

Hành lang bảo vệ đê quy định: đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển;

Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng.

Hành lang bảo vệ đối với kè bảo vệ đê, cống qua đê được giới hạn từ phần xây đúc cuối cùng của kè bảo vệ đê, cống qua đê trở ra mỗi phía 50 mét.

Trường hợp cần mở rộng hành lang bảo vệ đê đối với vùng đã xảy ra đùn, sủi hoặc có nguy cơ đùn, sủi gây nguy hiểm đến an toàn đê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều trên thực địa.

Căn cứ theo điều 10 NĐ113/2007 NĐ-CP ngày 28-6-2007, nêu rõ tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Từ thông tin nêu trên bạn có thể xem xét để tự đánh giá về việc làm đúng sai của gia đình mình trong việc bảo vệ đê điều.

Luật sư Trương văn An

(VP Luật sư Phúc Thọ - 23 Hồ Đắc Di,
Nam Đồng - Đống Đa - Hà Nội)