Hỏng lúc nào không biết

ANTĐ - Có những nếp nghĩ, quan niệm ăn sâu vào đầu óc hàng trăm năm nay, tưởng là bất biến vậy mà chỉ trong thời gian ngắn đã lỗi thời. 

- Suy nghĩ, quan niệm hay tư duy là sản phẩm của một thời làm sao đứng vững, bất di, bất dịch được mãi. 

- Tôi không thể đồng tình với ông. Chẳng hạn như câu: “Nét chữ, nếp người” là truyền thống của dân ta, coi trọng nét chữ đẹp vì rèn trẻ tính cẩn thận, kiên nhẫn, xây dựng nét đẹp tâm hồn. Bây giờ người ta lại cho rằng quan niệm này đã quá lạc hậu, cần dẹp bỏ. 

- Họ nói cũng có lý đấy. Người viết chữ xấu không có nghĩa là tính nết xấu. Việc ép trẻ gò lưng, nắn nót rèn chữ đẹp làm tốn thời gian, làm chậm tư duy và là gánh nặng trút lên vai chúng. 

- Lý đó chỉ lọt một bên tai thôi. Ngay cả một số giáo sư khả kính cũng không đồng tình việc dẹp rèn chữ viết. Không thể để trẻ viết chữ cẩu thả, nguệch ngoạc, tức là rèn con người mai sau sống ngay thẳng, sống đẹp không làm ăn cẩu thả, dối trá. 

- Đương nhiên rồi, nhưng có lẽ ông hơi bị cực đoan và bảo thủ. Thời buổi này vi tính hóa, laptop, ipad, iPhone, nhắn tin, còn ai viết chữ trên giấy trắng mực đen nữa. 

- Ai chả hiểu “ăn nhau” là viết ra cái gì để chia chác, bớt xén, hưởng lợi chứ đâu phải là chữ viết. 

- Tôi không bênh phe dẹp rèn chữ đẹp, song nết xấu mà chữ đẹp thì ích gì, rèn chữ mà không rèn người, hỏng lúc nào không biết.