Trung Quốc sẽ chiến đấu cho quần đảo tranh chấp với Nhật Bản?

ANTĐ - Tổng thống Mỹ Barack Obama hạ cánh xuống Nhật Bản ngày 23-4, để hội đàm với đồng minh châu Á quan trọng của nước Mỹ. Trước tuyên bố của Tổng thống sẽ cam kết bảo vệ Nhật Bản trong tranh chấp biển đảo bằng một hiệp ước liên minh song phương,Trung Quốc sẽ làm gì?

Khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản

Quần đảo Điếu Ngư (cách gọi của Trung Quốc)/ Senkaku (cách gọi của Nhật Bản) là lãnh thổ dễ dàng bị bỏ lỡ trên bản đồ khu vực. Chuỗi các quần đảo này gồm năm hòn đảo nhỏ không có người ở và ba bãi đá cằn cỗi nằm giữa Trung Quốc và phía nam Nhật Bản.

Trong nhiều thập kỷ, chính quyền Nhật Bản đã kiểm soát hòn đảo này nhằm khai thác quản lý trữ lượng dầu và khí đốt đồng thời cũng đánh giá cao vị trí chiến lược của nó ở khu vực biển Hoa Đông. Nhưng trong những năm gần đây, Bắc Kinh đang có những động thái để khẳng định quyền sở hữu của mình trên quần đảo này. Điều này gây ra tranh cãi lớn trong khu vực.

Các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc có các cuộc tranh chấp quyền sở hữu quần đảo của Nhật lần đầu tiên vào những năm 1970, nhưng cả hai nước sau đó đã đồng ý để lại vấn đề này cho thế hệ tương lai giải quyết.

Một lần nữa, vấn đề lại nóng lên vào năm 2012, khi chính phủ Nhật Bản mua các hòn đảo từ một chủ đất tư nhân. Đất nước Nhật muốn phát triển các đảo đó, đây là một phần trong kế hoạch ngăn chặn ý đồ tranh chấp quyền sở hữu biển đảo của Trung Quốc, đồng thời cũng mong muốn xoa dịu mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên. 

Sự thay đổi hiện trạng này lại tạo cho Trung Quốc cơ hội để thực hiện ham muốn chính trị ngày càng tăng của mình. Giáo sư Cheng Xiaohe, Đại học Renmin cho biết: "Khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã thay đổi cách tiếp cận cơ bản chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhằm tạo ra những bước phát triển mới để thực hiện những mục tiêu lớn lao trong tương lai”.

Mặt khác, nhằm tạo áp lực cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản đã không công khai thừa nhận tuyên bố của Bắc Kinh. Vì vậy, như một đòn trả đũa với Tokyo, Bắc Kinh tăng cường tuần tra khu vực này. Máy bay chiến đấu của Trung Quốc thường xuyên bay trên các hòn đảo, trong khi các tàu hải quân thực hiện tuần tra dưới biển. "Nếu Nhật Bản từ chối nói chuyện về vấn đề này, Trung Quốc phải tăng cường tuần tra xung quanh quần đảo Điếu Ngư để khẳng định chủ quyền của mình", giáo sư Liu Jiangyong, Đại học Thanh Hoa cho biết.

Cuối tháng mười một, Bắc Kinh đã thực hiện một động thái bất ngờ, tuyên bố hạn chế giao thông trong khu vực bao gồm các lãnh thổ tranh chấp. Một số quốc gia kể cả Hoa Kỳ đã bỏ qua các quy tắc của Trung Quốc mặc dù nó vẫn là một phần trong chiến lược dài hạn của đất nước này.

"Các quy tắc này nhằm bảo vệ một số loại quyền tự do cho Trung Quốc, Trung Quốc phải có các hành động quân sự nếu có điều gì xảy ra trong quần đảo Điếu Ngư hoặc một số khu vực tranh chấp khác," Giáo sư Cheng nói.

Bên trong lãnh thổ Trung Quốc, chính phủ đang sử dụng một công cụ khác là tuyên truyền chống Nhật, nhằm đặt vấn đề biển đảo luôn đi đầu trong chính sách đối ngoại. Ngay cả giới trẻ Trung Quốc cũng thường xuyên được nhắc nhở về những căng thẳng chưa được giải quyết với Nhật Bản kể từ Thế chiến thứ hai.

Theo đó, một trò chơi điện tử trực tuyến có tên là “bắn quỷ Nhật” được phát hành vào tháng Hai bởi People.com – một trang web của chính phủ. Người chơi chọn một nhân vật là lãnh chúa Nhật Bản từ một bộ sưu tập nhân vật lịch sử thực sự và sau đó với một khẩu súng giả tưởng và ghi điểm bằng cách bắn người được chọn.

Trò chơi là giả tưởng nhưng điều quan trọng là phải đặt ra một câu hỏi: Có phải tất cả chiến dịch của Bắc Kinh chỉ là một trò chơi? 

Cuối cùng, đó trở thành một vấn đề bàn tròn khi mà giá trị biểu tượng của những hòn đảo này sẽ tiếp tục tăng khi cả hai nước cùng đấu tranh để kiểm soát chúng. "Nếu Trung Quốc và Nhật Bản đã có một mối quan hệ thân thiện thì các mục tiêu  quân sự ở các đảo sẽ giảm bớt căng thẳng", tiến sĩ Liu cho biết thêm.

Bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản an ninh được thắt chặt. Các bức tường cấm cao 4m và nhiều binh lính có mặt bảo vệ vòng tròn bên ngoài, ngăn chặn bất cứ ai muốn tìm kiếm bên trong tòa nhà.

Có nhiều lý do để Trung Quốc và Nhật Bản tránh một cuộc chiến tranh lãnh thổ, bao gồm cả các liên kết thương mại gia tăng và mối đe dọa về sự tham gia của Washington. Nhưng sự hiện diện của các binh lính nhắc nhở cả những người bên trong đại sứ quán rằng mối đe dọa của một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng là không bao giờ xa.