Bệnh tan máu

(ANTĐ) - TS Đào Kỳ Hưng - nguyên Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai vẫn nhớ như in một trường hợp hy hữu mà ông đã từng điều trị. Đó là một phụ nữ gần 40 tuổi, vào viện vì bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đi tiểu ít, màu vàng sẫm. Sau đó chỉ một vài ngày, da chị trở nên xanh xao, mắt hơi vàng, sốt cao, dùng nhiều kháng sinh mà không đỡ. Theo chị kể lại, trước đó khoảng 10 năm, chị cũng bị vàng da thiếu máu như lần này, nhưng đã điều trị khỏi. Các bác sĩ khẳng định chị mắc một căn bệnh lạ: Bệnh tiêu huyết bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh tan máu).

Bệnh tan máu

(ANTĐ) - TS Đào Kỳ Hưng - nguyên Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai vẫn nhớ như in một trường hợp hy hữu mà ông đã từng điều trị. Đó là một phụ nữ gần 40 tuổi, vào viện vì bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đi tiểu ít, màu vàng sẫm. Sau đó chỉ một vài ngày, da chị trở nên xanh xao, mắt hơi vàng, sốt cao, dùng nhiều kháng sinh mà không đỡ. Theo chị kể lại, trước đó khoảng 10 năm, chị cũng bị vàng da thiếu máu như lần này, nhưng đã điều trị khỏi. Các bác sĩ khẳng định chị mắc một căn bệnh lạ: Bệnh tiêu huyết bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh tan máu).

“Đó là hiện tượng hồng cầu bị tan vỡ trong mạch máu quá mức, gây nên thiếu máu, vàng da và đi tiểu ra huyết sắc tố” - TS Đào Kỳ Hưng cho biết. Bình thường hồng cầu có hình tròn, dẹt như cái đĩa, đời sống trung bình là 120 ngày. Mỗi ngày có 1/100 số hồng cầu già cỗi được tiêu hủy để thay bằng những hồng cầu mới. Khi hồng cầu già bị hủy thì huyết cầu tố được giải phóng trong máu với tỷ lệ 10-15mg/lít máu, chúng không thoát theo đường nước tiểu mà tái hấp thu vào tổ chức võng mạc thành bilirubin.

Trong cơ thể người bị bệnh tan máu tự phát, hồng cầu rất nhỏ, hình quả cầu, dễ vỡ. Bệnh này thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, có tính chất gia đình. Thực ra, khi mắc căn bệnh lạ này, người bệnh vẫn có cuộc sống bình thường, trừ những cơn tan máu. Trong cơn thiếu máu nặng có thể xảy ra rất nhanh kèm theo sốt cao, rét run, người bệnh xanh xao, mệt nhọc, nhức đầu, đau toàn thân, đau bụng, huyết áp giảm, mắt và da hơi vàng; nước tiểu sẫm, số lượng ít; nách to đôi khi gan to và mềm. Tan máu có nguyên nhân như: Nhiễm trùng huyết, do độc chất, do rắn cắn, ăn phải nấm độc, dị ứng..., vì thế khi một người đang khỏe mạnh, tự nhiên sốt, da xanh xao nhanh chóng, mà không có xuất huyết thì cần nghĩ ngay đến bệnh này.                             

Phương Dung