Mỹ chê J-20 của Trung Quốc chỉ bằng F-15C

ANTĐ - Xét tổng thể, dường như J-20 hơi nghiêng theo hướng máy bay tiêm kích bom, với mục đích đối phó với tàu sân bay Mỹ và các loại máy bay của Nhật Bản và Đài Loan. Kế hoạch của Trung Quốc là sẽ sản xuất và đưa J-20 vào biên chế chính thức trước năm 2020. 

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 là sản phẩm của tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (CAC), cái nôi của J-10 và JF-17. Hơn 1 năm trước, nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên của J-20 đã bay thử lần đầu tiên, sau đó nó liên tiếp tiến hành các đợt thử nghiệm, còn nguyên mẫu thứ 2 cũng đã ra mắt và bay thử lần đầu vào tháng 5 năm 2012.
Nhìn phía chính diện J-20 gần giống với F-22 nhưng xét về ngoại hình tổng thể, trọng lượng, chất lượng động cơ và tính năng tàng hình thì nó chỉ so được với F-15C. J-20 ước chừng dài khoảng 20m, sải cánh rộng 13,3m, về tổng thể kích thước này ngang với F-15, nhỏ hơn F-22 khoảng 25%.

Mỹ chê J-20 của Trung Quốc chỉ bằng F-15C ảnh 1

J-20 đến bao giờ mới thực sự là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5?

Trong số các công nghệ tiên tiến của máy bay tàng hình thế hệ thứ 5, J-20 chỉ được ghi nhận ở tính năng tàng hình, nhưng nó cũng mới ở trình độ thấp. Công nghệ tàng hình dựa trên 2 cơ sở chính là thiết kế khí động học tối ưu và vật liệu chống bức xạ radar. 

Với thiết kế khí động chưa hoàn hảo, J-20 sẽ có đặc tính tàng hình nhất định nếu như nó được phủ 1 lớp sơn đặc biệt vô hiệu hóa sóng điện từ của radar, nhưng hiện tại Trung Quốc không có những chuyên gia hàng đầu về loại vật liệu này. Mỹ khẳng định, hiển thị hình ảnh J-20 trên radar sục sạo của Mỹ đặt ở Nhật vẫn còn khá rõ nét. Vì vậy, có chuyên gia đã đánh giá J-20 chỉ là vật trưng bày trong phòng thí nghiệm, không thể đưa vào sản xuất hàng loạt được. 

Công suất động cơ của F-22 Raptor hơn động cơ J-20 tới 65%

Đặc biệt là về công suất của động cơ, J-20 cũng chỉ sánh được với F-15 và kém F-22 tới 65%, chỉ cần một vài phút khởi động F-22 đã đạt được một lực đẩy cực lớn. Trong số các loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay chỉ có 3 loại máy bay có thể bay tuần đường dài với tốc độ siêu vượt âm là chính F-22 và Gripen của Thụy Điển cùng 1 loại máy bay hiện EU đang phát triển.

Ngoài lực đẩy lớn của động cơ, một vấn đề quan trọng khác là khả năng gia tốc nhanh và sức bền gia tốc của động cơ ở tốc độ siêu vượt âm. Đây là vấn đề nan giải ngay cả với Nga chứ không phải chỉ Trung Quốc, mà hiện Trung Quốc vẫn đang phát triển động cơ quốc nội theo mô hình Nga chứ không phải của Mỹ.

Mitsubishi đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 ATD-X Shinshin9 

Các máy bay chiến đấu của Nga có khả năng tăng tốc trong đoạn ngắn cực tốt nhưng nó không có khả năng duy trì tốc độ này trong thời gian dài. Vì vậy, các thế hệ máy bay Nga đều mạnh về khả năng đánh chặn, tăng tốc trong đoạn ngắn chứ khả năng tấn công tầm xa không bằng Mỹ. Đây là bài toàn khó giải quyết đối với 3 hạng mục chế tạo động cơ hàng đầu của Trung Quốc là WS-10, WS-13 và WS-15.

Hiện nay động cơ J-20 có khả năng hoàn thành nhiệm vụ thử nghiệm trong vòng  10 - 15 phút nhưng nó không thể duy trì tốc độ siêu vượt âm trong suốt hành trình, mà khả năng này là điều kiện tiên quyết phải có của J-20. Vì Trung Quốc dự định sử dụng đơn độc 1 chiếc hoặc 1 nhóm nhỏ máy bay để tìm kiếm và tấn công các hàng không mẫu hạm, vậy trước hết nó phải đủ sức đương đầu với các thế hệ máy bay khác có tính năng không kém, thậm chí là hơn.

T 50 bay thử tại triển lãm hàng không Moscow 2011

Hai năm trước Trung Quốc đã tuyên bố là họ đang theo đuổi một chương trình phát triển loại động cơ cánh quạt có thể sánh ngang động cơ của F-22 là WS-15 nhưng hiện vẫn chưa rõ lúc nào kế hoạch chế tạo này sẽ hoàn thành và liệu nó có thể sánh được với động cơ của F-22 không?

Ngoài ra, để trở thành một loại máy bay tàng hình ưu việt trên thế giới, J-20 phải được trang bị hệ thống điện tử (bao gồm radar và hệ thống bảo vệ) theo tiêu chuẩn công nghệ Mỹ, hiện về phương diện này J-20 vẫn chưa bắt kịp các máy bay của Mỹ nhưng khoảng cách về công nghệ đang dần được rút ngắn hơn so với thời chiến tranh lạnh, tốc độ phát triển cũng đang chóng đạt đến trình độ của Liên Xô trước đây. Không quân Nga đã thất bại trước Mỹ nhưng người Trung Quốc tin tưởng mình sẽ đạt được mục đích.

Hàn Quốc cũng đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 KFX-200

Trung Quốc còn phát triển một số công nghệ bổ trợ khác như: radar mảng pha chủ động, thiết kế mô hình buồng lái tối ưu, công nghệ tàng hình và phần mềm tích hợp toàn bộ hệ thống điều khiển của máy bay và hệ thống thông tin liên lạc. Tuy họ chẳng có phát kiến gì mới mà chỉ làm “nhái” theo công nghệ phương Tây nhưng điều đó cũng không dễ dàng gì.

Kế hoạch của Trung Quốc là sẽ sản xuất và đưa J-20 vào biên chế chính thức trước năm 2020. Nhưng với tiến độ và và tham số kỹ thuật hiện mới tương đương với F-15C, người Mỹ cho rằng, họ sẽ chỉ đạt mốc thời gian nếu hạ thấp chuẩn công nghệ xuống thế hệ 4+.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ

Còn nếu Trung Quốc thực sự theo đuổi con đường phát triển máy bay chiến đấu thứ 5 thì mốc thời gian này là phi thực tế, ít nhất là tới năm 2025 họ mới đạt được mục đích.

Khi người Trung Quốc chập chững trên con đường phát triển thế hệ thứ 5 thì Mỹ và Nga đã bước sang thế hệ thứ 6, khi J-20 hoàn thành cũng là lúc chương trình phát triển của Mỹ và Nga đã qua giai đoạn chế tạo nguyên mẫu. Liệu lúc đó J-20 còn có giá trị trong bao lâu?