Kỳ Olympic đen tối 40 năm về trước (3):

Chiến dịch báo thù “Sự phẫn nộ của Chúa trời”

ANTĐ - Tháng 9/1972 là khoảnh khắc đen tối nhất trong lịch sự thể thao thế giới, và cả những gì diễn ra sau nó đã cho người ta thấy rằng, Thế vận hội không phải bao giờ cũng tràn ngập niềm vui và hòa bình.

Kết thúc vụ khủng bố vào đoàn VĐV Israel tại Olimpic 1972, tổng cộng 17 người bị chết, trong đó có 11 vận động viên và huấn luyện viên Israel, 1 cảnh sát Đức, 5 tên khủng bố, ngoài ra còn 3 tên bị bắt.
Xem kỳ 1: Nhóm khủng bố đột kích Làng vận động viên

(Tiếp theo và hết)

Đối với thế giới Ả rập, cái chết của 5 tên khủng bố đã nhận được sự tôn vinh như những người anh hùng, còn 3 tên đang bị tạm giam tại Cộng hòa Liên bang Đức cũng được tán dương nhiệt liệt. Kẻ lãnh đạo và vạch kế hoạch thực hiện vụ thảm sát – Abu Daoud quả quyết: “Nếu như hành động lần này thất bại, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục hoàn thành sự nghiệp lớn của mình ở khắp nơi trên thế giới”. Năm 2010, Abu Daoud đã qua đời ở tuổi 73 tại Syria do suy thận, một số lượng lớn người Ả Rập trong các trại tị nạn ở ngoại ô Damascus – Syria đã đến tiễn đưa ông ta.

Olimpic kết thúc nhưng vụ thảm án Munich thì không! Người Israel đã tiến hành một chiến dịch báo thù kinh thiên động địa nhằm vào các phần tử khủng bố li khai gốc Palestin. Cục trưởng cục tình báo Israel (MOSAD) Zamir đã thành lập một nhóm báo thù được mệnh danh là “Sự phẫn nộ của Chúa trời” để tấn công trả đũa các thành viên lãnh đạo của tổ chức khủng bố “Tháng Chín  Đen” và những kẻ có liên quan đến vụ thảm sát ở Munich. MOSAD vốn nổi tiếng với tác phong bí ẩn, thần tốc, chính xác và tàn nhẫn đã bắt tay vào thực hiện chiến dịch báo thù tầm cỡ quốc gia lớn nhất thế kỷ XX. Họ lập ra một bản danh sách đen, giao nhiệm vụ cho điệp viên bôn ba khắp nơi trên thế giới để truy tìm dấu vết và tiêu diệt các phần tử khủng bố trong bản danh sách này. Các hoạt động ám sát bí mật bắt đầu được tiến hành vào tháng 10/1972, kéo dài đến tận tháng 1/1979, tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. 

Bản báo cáo của một Tiến sĩ tâm lý học cảnh sát đúng tới từng chi tiết này đã bị Ủy ban tổ chức Thế vận hội Munich đánh giá là đi ngược lại tôn chỉ tổ chức một “ngày hội thể thao thế giới” và bị xếp xó. Để rồi hậu quả thảm khốc xảy ra.
Xem kỳ 2: Cảnh báo khủng bố đã bị phớt lờ

Ngày 16/10/1972, vụ ám sát đầu tiên diễn ra ở Roma, thủ đô của Ý, đặc công MOSAD đã bắn chết Wael Zwaiter, thủ lĩnh nhóm “Tháng Chín Đen” núp dưới vỏ bọc là nhân viên thông dịch Đại sứ quán Lybia tại Ý. MOSAD khẳng định Wael Zwaiter là người phụ trách vạch kế hoạch và đứng ra tổ chức các hoạt động khủng bố trên toàn lãnh thổ châu Âu.

Vụ ám sát thứ 2 được người Israel thực hiện vào ngày 8/12/1972 tại Paris. Đặc công Israel đã đánh bom giết chết Mohamed Hamm Shari, người bị Tel Aviv quy kết đóng vai trò thủ lĩnh chi nhánh của nhóm “Tháng Chín Đen” tại Pháp. Khi đang ngồi trong căn hộ của mình tại thủ đô Paris, Ham Shari nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo. Ông ta vừa nhấc máy, một quả bom cài sẵn trong điện thoại đã phát nổ giết chết ông ta. 

  1. Chiến dịch báo thù “Sự phẫn nộ của Chúa trời” ảnh 1

Điệp viên MOSAD Erika Mary Chambers (mật danh Penelope) -
 người đóng vai chính trong vụ ám sát Ali Hassan Salameh

Liên tiếp sau đó là một loạt vụ ám sát tại hàng loạt quốc gia trên thế giới với rất nhiều thủ đoạn khác nhau: Hossain Abad Hill, phụ trách khủng bố ở Cyprus; Basil Kubasi – Giáo sư Đại học Beirut (Lebanon), người chuyên cung cấp vũ khí cho tổ chức khủng bố ở Palestin và kẻ kế nhiệm lãnh đạo tổ chức khủng bố “Tháng Chín Đen” ở Pháp là Mohammed Boudia…

Mục tiêu cuối cùng và cũng là điệp vụ diễn ra dài nhất, phức tạp nhất của MOSAD là ám sát Ali Hassan Salameh, người mang biệt danh “Hoàng tử đỏ”, bị Tel Aviv cáo buộc như một trong những thủ lĩnh đạo diễn vụ thảm sát Munich. Ròng rã hàng chục năm trời, điệp viên Israel đã lần tìm tung tích của hắn ở khắp nơi trên thế giới. Trong quá trình tiến hành điệp vụ, MOSAD đã giết nhầm một bồi bàn người Maroco tên là Ahmed Bouchiki và vợ anh ta tại thị trấn Lillehammer - Na Uy vào năm 1973. Phải mất 6 năm sau họ mới tìm thấy tung tích của hắn. Khi xác định chính xác Salameh đang lẩn trốn ở thủ đô Beirut của Lebanon, Mosad đã cử nữ điệp viên Erika Mary Chambers (mật danh Penelope) - dưới vỏ bọc là một nữ họa sĩ, lân la làm quen với “Hoàng tử đỏ” để nắm quy luật làm việc và sinh hoạt của hắn. Sau nhiều âm mưu ám sát bất thành, chiều ngày 22/1/1979, Salameh đã bị đánh bom chết tại Beirut – Lebanon khi ra khỏi nhà đến dự buổi tiệc sinh nhật mẹ vợ.

Tổng cộng trong 7 năm, MOSAD đã tiến hành tất cả 13 vụ ám sát và tất cả đều thành công, tuy nhiên, chiến dịch trả đũa của Israel không kết thúc trọn vẹn khi họ chẳng thể đụng đến Abu Daoud, bị cho là chủ mưu vụ khủng bố Munich đường hoàng sinh sống tại Damascus – Syria. Và đương nhiên là hoạt động báo thù của Israel cũng làm gia tăng các cuộc tấn công trả đũa của tổ chức khủng bố này đối với người Israel.

Vụ thảm sát ở Thế vận hội Munich là sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử thể thao thế giới. Còn đối với các gia đình các nạn nhân trong vụ thảm sát Munich, đây là một nỗi đau không thể nào quên.