Chiến đấu cơ Trung Quốc "khiêu khích" máy bay Mỹ trên vùng biển quốc tế

ANTĐ - Mỹ đã lên tiếng chỉ trích một phi công Trung Quốc vì có “hành động áp sát nguy hiểm” với một máy bay tuần tra của hải quân Mỹ ở vùng biển quốc tế.

Vào hôm 19/8, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã áp sát (chỉ cách khoảng 9 mét) với máy bay do thám P-8 Poseidon của Mỹ và sau đó có hành động lộn vòng nguy hiểm ở địa điểm cách đảo Hải Nam 215 km về phía đông, nơi có một căn cứ tầu ngầm của Trung Quốc. Đô đốc hậu cần John Kirby đã thay mặt Lầu Năm Góc chỉ trích kịch liệt Bắc Kinh về vụ việc này.

Ông Kirby cho rằng, hành động này không những không chuyên nghiệp mà còn không an toàn, nó không phù hợp với quan hệ quân sự mà Mỹ và Trung Quốc đã cùng hứa hẹn.

Hình ảnh chiếc phi cơ chiến đấu Trung Quốc có hành động áp sát với máy bay Mỹ được chụp hôm 19/8

Vào 4/2001, một hành động áp sát tương tự cũng xảy ra giữa máy bay do thám EP-3E của Mỹ và chiến đấu cơ F-8 Trung Quốc. Việc này đã dẫn đến va chạm và kết quả là một phi công Trung Quốc thiệt mạng và máy bay Mỹ phải hạ cánh gấp ở một căn cứ của đảo Hải Nam.

Tổng cộng 24 thành viên của đội bay Mỹ đã bị đình chỉ 11 ngày cho đến khi Washington gửi lời xin lỗi về vụ việc, điều đã làm quan hệ Mỹ  - Trung trở nên có phần sứt mẻ ở nhiêm kì thứ nhất của tổng thống George W. Bush.

Máy bay do thám P-8 Poseidon của quân đội Mỹ

Chính quyền tổng thống Obama đã gọi sự việc cửa xảy ra, trong đó phó cố vấn an ninh Ben Rhodes gọi đây là “hành động khiêu khích nguy hiểm, vi phạm tinh thần hợp tác giữa hai quốc gia”.

Mỹ và Trung Quốc đã tăng cường hợp tác trong năm gần đây với sự việc gần nhất là các tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận RIMPAC lớn nhất thế giới do Mỹ chỉ huy. Giới chức Mỹ cho biết họ hi vọng sự hợp tác sẽ giúp cải tránh được hiểu nhầm và khiến hai nước xích lại gần nhau hơn.

Tuy nhiên, cho dù có cố gắng cải thiện quan hệ thì Mỹ và Trung Quốc vẫn có một số vấn đề không thể tìm được tiếng nói chung như các tranh về biển đảo của Trung Quốc với các nước láng giềng ở biển Đông và Hoa Đông, cùng một vài Hiệp ước đồng minh của Mỹ.

Trung Quốc đã tự thành lập một vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông vào năm ngoái, theo đó yêu cầu các phi cơ bay vào vùng này phải báo cáo và thực hiện theo các nguyên tắc mà chính quyền Trung Quốc đưa ra. Washington đã chỉ trích hành động này và thường lờ đi các quy định do Trung Quốc đặt ra.