Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố

ANTĐ -Khi tết Trung thu chỉ còn cách vài ngày nữa, những chuyến đèn ông sao vẫn nhịp nhàng từ làng ra phố. Trở về Báo Đáp những ngày này thấy rõ sự rộn ràng gấp gáp của người dân làng nghề nơi đây, từ già trẻ lớn bé tất cả đều khẩn trương chăm chút cho từng chiếc đèn ông sao để kịp đưa chúng đi khắp cả nước, khẩn trương như để bất cứ đứa trẻ nào cũng kịp có cho mình 1 chiếc đèn ông sao trong đêm rằm tháng tám.

Trở về Báo Đáp, Nam Trực, Nam Định quê hương của chiếc đèn ông sao truyền thống đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, từ nhà ra ngõ đâu đâu cũng rộn rã từng công đoạn làm đèn ông sao. Khi tết Trung thu đang cận kề, các món đồ chơi hiện đại trần ngập thị trường nhưng có lẽ người dân làng nghề nơi đây vẫn canh cánh lỗi lo có thể lũ trẻ sẽ đánh mất đi tuổi thơ khi mà không có chiếc đèn ông sao để rước trong đêm rằm trung thu. Thứ đồ chơi mang đậm nét truyền thống của dân tộc đã có từ bao đời nay. Chiếc đèn ông sao với bánh nướng, bánh dẻo…như hình ảnh đại diện không thể thiếu khi nhắc về tết Trung thu.
Hãy cùng khám phá không khí rộn ràng của những chuyến đèn ông sao “cuối cùng” trong  mùa Trung thu năm nay, đi khắp mọi miền Tổ quốc:
Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 1
Để làm được một chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua trên dưới 30 công đoạn phức tạp với phương pháp hoàn toàn thủ công. Từ chẻ/vót tre, in hoa văn, màu sắc trên giấy bóng đến cắt khung, làm xương đèn, lắp cán… mới tạo thành một chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh. Từng công đoạn một, dù nhỏ đến đâu cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ.
Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 2
Vật liệu làm đèn khá đơn giản với: Tre nứa  được nhập từ vùng Thanh Hóa, giấy bóng kính lấy từ Hà Nội và xương cây đay làm cán lấy từ những người Thái Bình đi xe thồ đến bán.
Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 3
Để làm ra những chiếc đèn ông sao đẹp thì tre phải được ngâm từ rất sớm để nan có đủ độ dẻo, chiếc đèn sẽ căng phồng mà không bị gãy. Do các khâu làm hoàn toàn thủ công và tỉ mỉ nên công việc làm đèn chính thức bắt đầu từ tháng giêng trở đi và hoàn thiện vào lúc nông nhàn.
Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 4
Đến gia đình nào cũng thấy lỉnh kỉnh giấy màu, những bó cọc đay được sơn cẩn thận xếp đống. Trong nhà đầy những dây kim tuyến đủ màu, dây sợi, hồ bột, những chiếc đèn ông sao thành phẩm hoặc đang được hoàn thiện.

Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 5
Trẻ em 6, 7 tuổi tay thoăn thoắt ngồi phết hồ dán mặt nilon đủ màu sắc cho đèn.

Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 6
Công đoạn phết hồ, dán viền cho đèn, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và mềm mại. thường thì phụ nữ đảm nhận công đoạn này.

Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 7
Viền của đèn cũng được tạo ra theo phương thức “nhà nghề” giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo thẩm mỹ.

Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 8

Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 9
Công đoạn “vào vòng lửa” hình tròn cho đèn, chiếc đèn cơ bản hoàn thiện thiện trước khi “xuất xưởng”. Tất cả các khâu đều được làm thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ.

Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 10
Ảnh Bác được dán trang trọng ngay chính giữa đèn. Các bác lớn tuổi  dạy các cháu nhỏ in ảnh Bác, in khẩu hiệu “sẵn sàng”, “quyết tiến”…lên mặt đèn khiến chúng tôi càng thấm thía bởi tính giáo dục của đồ chơi truyền thống.

Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 11
Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 12
Những chiếc đèn sao đã hoàn thiện được gia đình ông Kháng đóng gói cẩn thận thành từng cọc 100 chiếc trước khi vận chuyển đi khắp mọi miền đất nước.
Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 13
Những đứa trẻ cũng tham gia vận chuyển những bó đèn hàng trăm chiếc đưa
ra xe, khiến không khí càng thêm rộn ràng khẩn trương.
Gấp gáp những chuyến đèn ông sao ra phố ảnh 14
Ô-tô từ các tỉnh về tận nơi lấy hàng, đưa đèn ông sao từ Báo Đáp đến khắp mọi miền đất nước.