Muốn làm chủ đất nước phải bảo vệ bản sắc

ANTĐ - Ngay sau khi Bộ VH-TT&DL ra văn bản số 2662 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.  PV Báo An ninh Thủ đô đã có cuộc trò chuyện cùng nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

- PV: Quan điểm của ông về việc Bộ VH-TT&DL ban hành văn bản không sử dụng linh vật không phù hợp với văn hóa Việt Nam?

- Dù muộn nhưng tôi thấy vẫn cần ghi nhận tinh thần quyết liệt, thẳng thắn của văn bản này. Muốn gì cũng phải căn cứ vào Luật Di sản, luật đã quy định rồi, trong di tích được đặt cái gì, không được đặt cái gì, điều kiện đưa hiện vật vào di tích ngặt nghèo lắm.

Sư tử đá có nguồn gốc nước ngoài, bỗng được tôn vinh là “linh vật”

- PV: Nhiều ý kiến cho rằng, không phải bỗng dưng mà sư tử đá được đưa vào di tích?

- Thực tế là, khi chúng tôi đi khảo sát đã thấy nhiều chuyện lắm. Lần tôi và Giáo sư Hoàng Đạo Kính ra

LTS: Trong nhiều số báo đã ra trước đây, Báo An ninh Thủ đô đã liên tục có những bài viết phản ánh việc sư tử đá có nguồn gốc nước ngoài đang tràn lan trong di tích Việt, dẫn đến sự lai căng, đi ngược truyền thống văn hóa. Mới đây, Cục Di sản Văn hóa và Thanh tra Bộ VH-TT&DL đã quyết định thanh tra, kiểm tra và yêu cầu di dời những hiện vật này, trả lại không gian cho đình chùa.  Báo ANTĐ tiếp tục nêu ý kiến những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tôn giáo, xung quanh sự việc kể trên.

Trường Sa thì thấy Đài liệt sĩ chưa xây xong đã có hai bức tượng sư tử đá ngồi đó rồi. Hỏi ra mới biết, trong đất liền có một vị quan chức nào đó đã gửi ra với thành ý hiến tặng. Rồi một số công trình quan trọng của đất nước cũng có chuyện bày sư tử đá, hỏi thì họ bảo địa phương gửi biếu. Điều đó cho thấy cần trang bị cho toàn xã hội kiến thức về việc này.

- PV: Di tích đình, đền, chùa miếu tràn lan các sản phẩm ngoại lai, không lẽ chúng ta không có linh thú nào để tôn vinh?

- Chúng ta có những con nghê, con sấu, con voi rất đẹp nhưng rất ít được bày. Theo tôi, nhân dịp này, ngành văn hóa cần rà soát lại, giới mỹ thuật và giới nghiên cứu văn hóa nên cố gắng phát huy và quảng bá những mẫu hình đẹp đã có trong lịch sử mỹ thuật, tôn giáo. Nếu chúng ta thờ Quan Vân Trường vì tôn trọng cái nghĩa khí của ông thì tại sao chúng ta không thờ Thánh Gióng hay Đức Thánh Trần? Đó là những hình tượng đẹp cũng có những phẩm chất ấy và thêm nữa, họ gắn bó với dân tộc. Cha ông chúng ta sống hàng nghìn năm bên cạnh Trung Quốc nhưng không bao giờ có con sư tử Tàu nào chui được vào làng xã, đình chùa vì ngày xưa người dân rất có ý thức dân tộc. Tôi chỉ lấy một ví dụ thế này, trước năm 1954, tôi sống ở Hà Nội, cứ thấy con sư tử nào là biết ngay đó là chùa Tàu hoặc hội quán của người Hoa, không lẫn lộn vào đâu được và mọi người đều tôn trọng việc đó. 

- PV: Điều đó có nghĩa, chúng ta cần phải tỏ rõ thái độ hơn nữa trong việc bảo vệ bản sắc của chính mình?

- Rất nhiều lĩnh vực, lớn hay nhỏ đều cho thấy điều đó. Thái độ của chúng ta phải chủ động, muốn làm chủ đất nước mình thì phải bảo vệ bản sắc, cái “Tôi” của riêng mình. Đặc biệt lĩnh vực văn hóa, chúng ta tránh thái độ kỳ thị nhưng phải làm đúng trách nhiệm là bảo tồn và phát huy văn hóa của chính chúng ta. 

PGS.TS Tống Trung Tín: “Nếu làm triệt để được thì quá tốt”

Muốn làm chủ đất nước phải bảo vệ bản sắc ảnh 2

Việc Bộ VH-TT&DL ra quyết định thanh tra, kiểm tra và di dời sư tử đá, “linh vật lạ” ra khỏi di tích tôi thấy rất đáng hoan nghênh. Bao năm nay, những nhà khoa học như tôi rất bức xúc về vấn đề này. Đó thực chất là một sự xâm lăng về văn hóa, nguyên nhân bắt nguồn từ sự vô ý thức của cả người dân lẫn sự thờ ơ, cho qua của cơ quan quản lý di tích. Hà cớ gì lại đem con vật chỉ dùng để canh mộ của văn hóa nước khác mang bày trong những chốn linh thiêng của nước mình? Đó phải chăng là sự mê muội, ngu dốt? Di dời là tốt, nhưng cùng với đó, các nhà quản lý nên đưa ra một số mẫu linh vật đã được tôn thờ trong văn hóa Việt để chế tác, để người dân Việt Nam nhận ra rằng, sư tử Việt Nam thời Lý, thời Trần, Lê rồi đến Nguyễn… khác sư tử ngoại lai ở điểm nào. Đó không phải con vật hung dữ mà là biểu trưng của những điều tốt đẹp, của điềm lành. Cách đây 3 năm, chúng tôi đã lên tiếng mạnh mẽ, nhưng thời điểm đó chỉ thấy có truyền thông vào cuộc mà không nhận được sự đồng tình của cơ quan quản lý. Giờ thì tốt quá rồi.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo: “Sự mê muội vượt ngưỡng”

Muốn làm chủ đất nước phải bảo vệ bản sắc ảnh 3

Theo tôi thì cứ ai tự ý di chuyển vào thì giờ yêu cầu họ phải di dời ra khỏi khuôn viên di tích. Nguồn gốc của việc này là quan niệm “trấn yểm”, cứ người nọ truyền tai người kia là thành “nạn”, thành tràn lan, đua đòi, rất đáng sợ. Không chỉ đình, đền, chùa đâu mà cơ quan, công sở giờ cũng có mốt sư tử đá. Cá nhân tôi cho rằng đó là sự mê tín, mê muội. Một người làm được thì hai người, ba người, rồi nhiều người đua theo. Tôi ủng hộ việc di dời những con sư tử này ra khỏi di tích của ta.