Festival Huế - lỗ và lãi

Trong lần tổng kết các kì Festival, một lãnh đạo tỉnh TT- Huế nói rằng: “Chúng ta làm càng to thì lỗ càng nặng”. Tuy nhiên, ngay sau đó, đã có nhiều ý kiến không đồng tình... Vậy thực chất tổ chức Festival, Huế lỗ hay lãi?

Festival Huế - lỗ và lãi

Trong lần tổng kết các kì Festival, một lãnh đạo tỉnh TT- Huế nói rằng: “Chúng ta làm càng to thì lỗ càng nặng”. Tuy nhiên, ngay sau đó, đã có nhiều ý kiến không đồng tình... Vậy thực chất tổ chức Festival, Huế lỗ hay lãi?

Mỗi kỳ lỗ một nặng hơn

Nếu nhìn trên những dãy số được nêu sau các kì Festival Huế thì “lỗ” là điều được thấy rõ nhất. Cụ thể Festival Huế 2002 thu được 11,5 tỷ, nhưng chi đến 11,9 tỷ. Festival Huế năm 2004, thu 12,5 tỷ, chi 12,9 tỷ.

Và gần đây nhất, lễ hội năm 2006 lỗ hơn 6 tỷ đồng, trong đó có 1,3 tỷ đồng tiền thâm chi và 5 tỷ đồng tiền Chính phủ tài trợ. Những con số này từng dấy lên quan ngại, nhất là sau lời nhận xét “chúng ta làm càng to thì lỗ càng nặng” của ông Nguyễn Huy Ngọc, Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT- Huế tại buổi tổng kết các kì Festival.

Tuy những con số “lỗ” đã được công bố, nhưng theo ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thì “trên thế giới, không có Festival quốc tế nào thu đủ vốn từ việc bán vé cho du khách vào cửa”.

Còn ông Nguyễn Duy Hiền, Giám đốc Trung tâm Festival Huế thì “nên có một nhìn nhận khác”. Đó là, “Nếu tính một cách sòng phẳng thì Festival Huế không hề lỗ. Bởi lâu nay, BTC không tính các khoản chi phí cho thù lao, đi lại... cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước”.

“Thứ nữa là năm bết bát nhất, ngân sách cũng chỉ bỏ ra khoảng hơn 6 tỷ để bù. Nhưng trong 6 tỷ đó, phần lớn các khoản chi không giống với các khoản chi của nhiều lễ hội khác” – ông Hiền tiếp - “Như lễ hội Nam Giao, lấy ví dụ BTC chi cho 1 tỷ để thực hiện. Nhưng số chi đó là không phải chi để phục vụ cho riêng Festival, mà còn chi để phục hồi di sản văn hoá phi vật thể, hướng đến trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể thế giới. Việc mà nếu không có Festival Huế thì tỉnh cũng phải chi ngân sách cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thực hiện. Tương tự như vậy trong Festival tới, chúng tôi sẽ đầu tư rất nhiều tiền để tái hiện cảnh Quang Trung lên ngôi ở núi Bân; hội thi Tiến sĩ võ; lễ tế đàn Xã Tắc...- là những việc không sớm thì muộn ngành bảo tồn cũng phải làm, và Festival Huế chỉ là cái cớ”.

Vì sao khó kêu gọi tài trợ?

Dù cái “được” đã được thể hiện ở nhiều mặt, nhưng theo ông Hiền thì “làm thế nào để không phải bỏ ngân sách ra khi tổ chức lễ hội là mục tiêu mà BTC đang hướng tới”. Sự trăn trở này cũng rất dễ hiểu.

Bởi Festival Huế cho đến thời điểm này vẫn được đánh giá là một trong những lễ hội được tổ chức chuyên nghiệp và có các chương trình nghệ thuật đặc sắc nhất trong hệ thống lễ hội của cả nước, thậm chí là khu vực nhưng lại rất khó khăn trong việc... kêu gọi tài trợ.

Lý giải điều này, ông Nguyễn Duy Hiền cho biết: “Không như nhiều Festival khác trên cả nước, Festival Huế có những yêu cầu khá đặc biệt khi kêu gọi tài trợ là phải “sạch” và các nhà tài trợ không được can thiệp thô bạo vào nội dung và hình thức của lễ hội”.

“Sạch” – theo ông Nguyễn Duy Hiền là tên và logo của các nhà tài trợ, dù có nhiều tiền đến đâu cũng không thể xuất hiện trên các sân khấu mà chỉ xuất hiện ở các băng rôn, tờ rơi, vé... Cho nên thời gian qua, trong số những nhà tài trợ chủ động tìm đến với lễ hội, có không ít đã rút lui vì hai bên không tìm được tiếng nói chung.

Vì, chỉ cần gật đầu cho phép logo của một đơn vị tài trợ xuất hiện ở sân khấu trong các lễ hội “đinh” có truyền hình trực tiếp như khai mạc, bế mạc, lễ hội áo dài... hoặc ở Ngọ Môn – cổng chính dẫn vào chương trình IN là chúng tôi có ngay vài tỷ đồng/ 1 nhà tài trợ, nhưng chúng tôi không thể làm thế được”.

Theo Văn hóa