Rùa tai đỏ có thực sự độc hại?

(ANTĐ) - Sau khi Báo ANTĐ đăng loạt bài về rùa tai đỏ và sự nguy hại của nó, nhiều bạn đọc đã gọi điện đến Đường dây nóng Báo ANTĐ bày tỏ sự lo lắng về sự xuất hiện của loài bò sát này. Ngày 17-8, chúng tôi đã nhận được ý kiến phản hồi của ông Dương Văn Thể - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản - Tổng cục Thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về các vấn đề liên quan đến rùa tai đỏ…

Rùa tai đỏ có thực sự độc hại?

(ANTĐ) - Sau khi Báo ANTĐ đăng loạt bài về rùa tai đỏ và sự nguy hại của nó, nhiều bạn đọc đã gọi điện đến Đường dây nóng Báo ANTĐ bày tỏ sự lo lắng về sự xuất hiện của loài bò sát này. Ngày 17-8, chúng tôi đã nhận được ý kiến phản hồi của ông Dương Văn Thể - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản - Tổng cục Thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về các vấn đề liên quan đến rùa tai đỏ…

Rùa tai đỏ đã có ở Việt Nam

Rùa tai đỏ đã có ở Việt Nam

Theo ông Dương Văn Thể, rùa tai đỏ có nguồn gốc Bắc Mỹ và đang được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Tại Mỹ có nhiều trang trại nuôi rùa để xuất khẩu trứng và rùa sống làm thực phẩm. Mỗi năm Trung Quốc nhập từ Mỹ hàng triệu con rùa để làm thực phẩm và làm thuốc. Về khía cạnh đa dạng sinh học, rùa tai đỏ thuộc loài xâm hại nguy hiểm, nhưng không nên hiểu là rùa độc hại.

Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) mô tả: “Rùa tai đỏ là một loài vật nuôi thông dụng và do đó đã phát triển ở nhiều vùng trên thế giới và trở thành đối thủ cạnh tranh với các loài rùa nước bản địa. Đây là loài ăn tạp và có thức ăn gồm côn trùng, tôm, giun, ốc sên, lưỡng cư và cá con cũng như cả thực vật thủy sinh”.

Mô tả trên cho thấy rùa tai đỏ được nuôi khá phổ thông trên thế giới. Chúng có phổ thức ăn cũng giống với các loài rùa khác nên khi nhập loài này sẽ “cạnh tranh với các loài rùa nước bản địa”. Do đó, xét về khía cạnh đa dạng sinh học thì chúng là mối nguy hiểm cho rùa bản địa nên bị IUCN xếp vào danh sách trên.

Rùa tai đỏ được xếp thứ tự gần cuối cùng chứ không phải là đứng đầu. Hiện chưa có tài liệu khoa học chính thống nào nói rùa tai đỏ phá hoại mùa màng hay truyền dịch bệnh, là sát thủ thầm lặng, là đại họa cho nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu trong môi trường bẩn có chứa vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn thì bất cứ loài nào ở trong đó cũng sẽ nhiễm và truyền bệnh chứ không chỉ riêng loài rùa này.

Rùa tai đỏ đã có ở Việt Nam từ năm 1994, được người dân nuôi làm cảnh và còn phóng sinh ra ao hồ. Chúng đã sống từ đó tới giờ, tồn tại trong nhiều gia đình và trong ao hồ tự nhiên song cũng chưa thấy có phản ánh nào về việc truyền dịch bệnh, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái hay phá hoại mùa màng.

Cũng trong Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới (xét về khía cạnh đa dạng sinh học chứ không phải là nguy hại hay độc hại) còn có cá chép, cá trê, cá rô phi sọc bởi chúng cạnh tranh với các loài cá khác. Song nhiều năm qua Việt Nam đã nhập các loài này từ Hungary, Nhật Bản, Châu Phi, Trung Quốc, Thái Lan, để chọn giống trở thành những đối tượng cá kinh tế nuôi chủ lực cung cấp thực phẩm như hiện nay.

Cũng theo ông Thể, khác với rùa tai đỏ và các loài cá trên, loài ốc bươu vàng được IUCN mô tả là loài “phàm ăn và ăn các loại thực vật thủy sinh như sen, khoai sọ, củ ấu và lúa. Đây là một loại địch hại nguy hiểm đối với mùa màng ở Đông Nam Á và Hawaii, gây ra một mối đe dọa nguy hiểm đối với nhiều vùng đất ngập nước trên toàn thế giới”.

Với cảnh báo này có thể thấy ốc bươu vàng thực sự là nguy hại với sinh thái môi trường và sản xuất nông nghiệp. Như vậy sự nguy hiểm ở mỗi loài được mô tả khác nhau, vì thế không nên đánh đồng ốc bươu vàng với rùa tai đỏ hay cá chép, cá trê, cá rô phi.

Theo báo cáo của Cơ quan Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (National Geographic đăng trên Báo Khoa học ngày 31-7-2009) cho biết “Mỗi năm hàng triệu con rùa Mỹ được ấp nở trong trang trại hay bắt từ môi trường hoang dã tiêu thụ ở Trung Quốc.

Người Trung Quốc ăn thịt rùa - đặc biệt là rùa mai mềm - đồng thời sử dụng các bộ phận của rùa để chế thuốc gia truyền… Rùa sống là một loại sản phẩm xuất khẩu ngày càng được ưa chuộng. Việc nuôi rùa ở Mỹ hiện là một ngành kinh doanh béo bở. Gần 32 triệu con rùa sống được xuất khẩu từ Hoa Kỳ kể từ năm 2003 đến 2005, trong đó hơn 31 triệu con là rùa tai đỏ ở các trang trại nuôi được chuyển đến Châu Á…”.

Ở Việt Nam, rùa tai đỏ đã có mặt hơn 15 năm qua (năm 1994), được người dân nuôi làm cảnh và còn phóng sinh ra ao hồ. Chúng đã sống từ đó tới giờ, tồn tại trong nhiều gia đình và trong ao hồ tự nhiên song cũng chưa thấy có phản ánh nào về việc truyền dịch bệnh, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái hay phá hoại mùa màng. Có ý kiến cho rằng, việc xuất nhập khẩu rùa tai đỏ hiện mang lại khá nhiều lợi nhuận cho một số đơn vị nên đây có thể là chiến lược cạnh tranh thương mại quốc tế của những nhà nhập khẩu rùa giăng ra.   

Nhóm PV Bạn đọc